So sánh Intel Xeon vs Intel I7? CPU nào mạnh mẽ, đáng mua nhất hiện nay?

02-12-2018

Intel là một tập đoàn sản xuất CPU máy tính nổi tiếng nhất thế giới. Hãng luôn đi đầu trong việc sản xuất nhiều dòng CPU phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên 2 dòng chip CPU Xeon và CPU Core i7 thường làm người dùng nhầm lẫn và không biết lựa chọn như thế nào phù hợp với nhu cầu của bản thân mình. Nếu bạn đang tìm hiểu về cấu hình 1 bộ PC để render hoặc chiến game nên chọn CPU Xeon hay Core i7 thì hãy cùng Khoá Vàng theo dõi ngay nội dung dưới đây. 

CPU Intel Xeon và CPU Intel Core i7

1. Đánh giá Intel Core i7

1.1 Ưu điểm của Intel Core i7

Ra đời vào năm 2009, Intel Core i7 được xem là bước đột phá trong việc nâng cấp bộ vi xử lý của máy bàn, laptop, và thiết bị di động bởi các ưu điểm sau

  • Tiết kiệm điện năng hơn, mạnh mẽ hơn và có các tính năng mới hơn so với Core i3/i5.
  • Thiết kế tạo ra để ép xung: nghĩa là nó có thể chạy ở tốc độ xung nhịp cao hơn so với ban đầu. Điều này tương đương với tốc độ và sức mạnh của con chip này có thể tự do điều chỉnh tùy người dùng. Đây là 1 tính năng mà CPU Xeon không có.
  • Tích hợp card đồ họa onboard trên bo mạch (ở cả core i5, i7) trong khi các máy tính dựa trên CPU Xeon là không có.

Ưu điểm của Intel Core i7

1.2 Nhược điểm của Intel Core i7

Intel Core i7 tuy mạnh mẽ, hoàn thiện hơn 2 bản intel core dòng thấp nhưng vẫn có một số nhược điểm sau:

  • Lõi vật lý và lõi ảo hạn chế: Tối đa được có 4 lõi vật lý/ 8 lõi ảo khi bạn cho chạy siêu phân luồng trong socket LGA 1151. Ngay cả khi bạn chọn i7 Extreme Socket LGA 2011 vẫn tối đa ở 10 lõi vật lỹ/ 20 lỗi ảo siêu phân luồng.
  • Không hỗ trợ bộ vi xử lý kép trong khi CPU Xeon cung cấp hỗ trợ CPU kép.

2. Đánh giá Intel CPU Xeon

2.1 Ưu điểm của CPU Xeon

Vào tháng 4/2013 Intel đã giới thiệu 3 dòng CPU Xeon mới dành cho doanh nghiệp là Xeon E3 , E5 và E7. Cũng giống như Core I các dòng Xeon mới lần lượt cũng được ra đời và nâng cấp hiện đại hơn.

  • Bộ nhớ Cache CPU Xeon: lên tới 15-30 MB (Cache L3) bộ nhớ đệm gần gấp đôi so với các CPU i5/ i7. Bộ nhớ đệm bổ sung này là 1 trong những lý do tại sao Xeon lại nhanh hơn rất nhiều so với các CPU khác đối với những ứng dụng đòi hỏi cấu hình cao i7.
  • Hỗ trợ Ram ECC: Bộ kiểm tra và sữa lỗi (ECC) phát hiện và sữa lỗi ngốn dữ liệu phổ biến nhất, loại bỏ nguyên nhân gây ra nhiều sự cố hệ thống và chuyển thành hiệu năng tổng thể ổn định hơn. Một điều đặc biệt là chỉ có bộ vy xử lý Xeon mới hỗ trợ Ram ECC.
  • Nhiều lõi hơn và đa dạng tùy chọn CPU: Nếu ứng dụng của bạn yêu cầu nhiều lõi CPU nhất có thể thì Xeon là ứng cử viên hàng đầu.
  • Tuổi thọ (chịu được tải nặng): Bộ vy xử lý Xeon đủ điều kiện để xử lý những công việc, tác vụ nặng, chuyên sâu hơn đối với các máy trạm. Tuổi thọ của CPU Xeon tốt hơn so với các CPU i5/ i7 khác.
  • Thiết kế bền bỉ: chạy trên các máy chủ, chúng có khả năng chạy 24/7 dưới khối lượng công việc nặng. Bởi vì điều này, chúng có một kỷ lục chạy xuyên suốt trong 1 khoảng thời gian rất dài.

Ưu điểm của CPU Xeon

2.2 Nhược điểm của CPU Xeon

  • Không tích hợp card đồ họa onboard: ngoại trừ 1 số Chip CPU Xeon E3 thấp hơn,
  • Giá cao: hầu hết các CPU Xeon có 1 mức giá khá cao so với các CPU khác vì những ưu điểm của bộ vi xử lý này là rất tốt.
  • Cần có Hyperthreading: Tất cả các CPU Xeon đều đi kèm với Hyperthreading – đây là 1 quá trình về cơ bản là nhân đôi lõi CPU thông qua việc tạo lõi ảo.

3. Một số điểm khác nhau giữa CPU Intel và CPU Xeon

3.1 Yêu cầu về cấu hình và hiệu năng

Dòng CPU Core i7: dành cho máy vi tính để bàn, laptop, các máy tính không yêu cầu độ ổn định cao như server và Workstation.

CPU Xeon: được sản xuất hướng tới  đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân yêu cầu về cấu hình và hiệu năng ổn định cao. CPU Xeon E3 được dùng trong các máy chủ cấp thấp (low end server) và máy chủ cỡ nhỏ (micro server) cũng là vy xử lý đầu tiên sản xuất dựa trên kiến trúc Haswell của intel

3.2 Đặc tính thiết kế

CPU Xeon: cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU. Chip Xeon có loại chỉ dùng 1 CPU, 2 CPU và cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa. Loại Xeon dùng nhiều CPU thì giá khá cao, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với ram server và mainboard server được dùng chéo qua nhau.

Core i7: Intel tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect) (vẫn có trên CPU nhưng bị tắt đi) nên không chạy một lúc 2 hay nhiều CPU được.

Đặc tính thiết kế của CPU Xeon và Core i7

Đặc tính thiết kế của CPU Xeon và Core i7

3.3 Khả năng dùng RAM ECC

Tuy CPU Xeon đơn cũng tương tự như Core i7, nhưng lại có thêm khả năng dùng RAM ECC hoạt động liên tục trong thời gian dài. Trong môi trường máy chủ (server) và Workstation thì quan trọng nhất là khả năng dùng RAM ECC, băng thông trong RAM nhiều, đa luồng và khả năng dùng được nhiều CPU, chính điều này mang lại ưu thế cho CPU Xeon.

Khả năng dùng RAM ECC của Core i7 và CPU Xeon

4. Nên chọn CPU Xeon hay Core I7?

Nên chọn CPU Xeon hay Core I7

Nếu bạn chỉ cần một máy tính sử dụng các tác vụ văn phòng, giải trí chơi Game, hay thậm chí là dùng 1 số phần mềm đồ họa nhẹ nhàng 2D thì việc chọn CPU Core I7 là hoàn hợp lí.

Còn nếu bạn muốn build 1 máy chủ server vững chắc hoặc máy render hoạt động liên tục với tần xuất công việc cao thì việc chon CPU Xeon là điều hoàn toàn chính xác. Bởi CPU Intel Xeon có tích hợp thêm tính năng xài RAM ECC (Error Checking and Correction) là tính năng tự kiểm tra và sửa lỗi được coi là thành phần căn bản và vô cùng quan trọng trong máy chủ (server).

Hiện tại tại Khoá Vàng đang có rất nhiều sản phẩm CPU Xeon, Core i7 chính hãng, chất lượng. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn mua 2 loại CPU này thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé. 

Tham khảo thêm: 

>>> Ép xung CPU laptop là gì? Các lưu ý về việc ép xung CPU laptop

>>> Ý nghĩa của các hậu tố của bộ vi xử lí CPU Intel 

>>> Tốc độ xử lý của máy tính là gì? Cách kiểm tra tốc độ xử lý của máy tính

Bài viết liên quan
TOP 10 laptop giá 7 triệu đẹp bán chạy nhất tại Khóa Vàng
Top 15 laptop dành cho sinh viên thiết kế nội thất hiệu suất mạnh mẽ phù hợp nhất 2024
Top 10 laptop dưới 30 triệu cấu hình mạnh đáng mua nhất hiện nay