10 Cách kiểm tra (test) Laptop Cũ + Kinh nghiệm trước khi mua

29-05-2022

Laptop cũ luôn là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những bạn có kinh phí hạn hẹp. Tuy nhiên, không phải chiếc laptop cũ nào cũng tốt và nếu bạn không có những kiến thức cần thiết để kiểm tra khi chọn mua có thể sẽ mang đến nhiều vấn đề khó khăn. Vì thế trong bài viết này mình sẽ cung cấp đầy đủ những điều cần phải biết cũng như cách kiểm tra laptop cũ để bạn có thể yên tâm trước khi đi mua nhé!! 

1. Kiểm tra tổng thể ngoại hình laptop cũ 

Việc đầu tiên khi chọn mua laptop cũ, là có cái nhìn tổng quan nhất về ngoại hình của nó. Bạn nên kiểm tra xem là tình trạng bề mặt có bị trầy xước nhiều không, bản lề có lỏng lẻo. Nếu mà bên ngoài quá tệ thì tất nhiên phần cứng bên trong cũng như tuổi thọ của laptop có thể sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.

Thứ hai khi chọn mua laptop cũ là kiểm tra phần khớp nối màn hình với thân máy phải kỹ lưỡng. Nếu phần khớp nối này bị lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới màn hình, đặc biệt là cáp màn hình và nếu như vậy sẽ rất khó để bạn có thể di chuyển. Chú ý thêm phần cổng kết nối vì có thể các cổng bị móp méo biến dạng hoặc bị mất. 

Hiện nay, việc bảo dưỡng laptop cũ, nâng cấp RAM hoặc ổ cứng là chuyện bình thường  nên của bạn cũng không cần quá lo lắng nếu laptop không còn nguyên tem.

2. Kiểm tra thông tin + nguồn gốc của laptop cũ

Hiện nay các hãng laptop đều có mặt trên toàn cầu nên việc được xuất xứ từ các quốc gia khác nhau là điều tương đối bình thường. Tuy nhiên có nhiều khách hàng băn khoăn là không biết máy tính mình mua có  phải hàng chính hãng không ? chúng được xuất xứ từ đâu ?  Điều này khá quan trọng vì nếu được xuất xứ từ Mỹ, Canada, Nhật,.. thì chất lượng sẽ tốt hơn, đồ bền cũng cao hơn.

Bạn có thể kiểm tra thông tin laptop bên trong phần mềm và thông tin được in trên tem (dán ở mặt đáy laptop) xem có trùng khớp với nhau không bằng cách 

Bước 1: Bạn vào Start > Gõ Windows PowerShell > Chọn Open.
Bước 2: Nhập lệnh gwmi win32_bios | fl SerialNumber > Nhấn Enter.

Sau đó bạn có thể lật mặt sau của laptop của mình để so sánh.

3. Kiểm tra cấu hình khớp với máy

Hầu hết trên các chiếc laptop cũ hay mới hiện nay đều có mã sản phẩm, bạn có thể check trên web để tham khảo trước khi kiểm tra trực tiếp trên chiếc máy của mình để so sánh xem là cấu hình có thay đổi bất thường gì không . Tiếp theo là kiểm tra xem máy đã mở chưa, nếu mở rồi thì có khả năng cao máy bị thay đổi các phần cứng bên trong như RAM hay ổ cứng.

Khi kiểm tra trực tiếp trên máy bạn có thể dùng một trong những cách sau:

Cách 1: Xem thông tin cơ bản với lệnh DXDIA

**Lệnh “dxdiag” là một lệnh "phổ biến" có hầu hết trên các thế hệ window.

Để thực hiện, các bạn mở run (bấm phím cửa sổ + R), gõ dxdiag rồi Enter, để hiển thị công cụ Diagnostic Tool.

DXDIAG sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về về phần cứng như RAM (Memory), CPU (Processor), Tên kiểu máy (System Model),... và các thông tin phụ khác.

Cách 2: Sử dụng phần mềm CPUz

Đây có lẽ là phần mềm khá quen thuộc đối với những bạn có đôi chút hiểu biết về phần mềm máy tính. Cpu-z cho phép chúng ta kiểm tra được những thông số của máy tính gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About. Mỗi một tab sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.

Kiểm tra cấu hình trên CPUz

Xem thêm:  các công cụ kiểm tra laptop cũ hữu dụng 

4. Kiểm tra kỹ màn hình

Khi mua các thiết bị laptop cũ, việc đầu tiên là kiểm tra xem màn hình của chúng có pixel chết, lệch màu hay bị sọc không? Bạn cũng nên chọn mua của các thương hiệu lớn như Dell, Asus, HP, Lenovo, Acer để đảm bảo chất lượng ban đầu đủ tốt. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến loại màn hình là LED, LCD hay IPS bởi trên thị trường hiện này chỉ có những loại này mới đủ chất lượng để sử dụng. Việc kiểm tra màn hình cũng khá đơn giản bạn có thể áp dụng những cách sau:

Cách 1: Dùng video trên youtube

Youtube có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta rồi. Tiếp đến, bạn chỉ cần chọn 1 video bất kỳ để vào xem( ưu tiên những video có chất lượng cao để có được góc nhìn cũng như trải nghiệm tốt nhất). 

Trên video sẽ có những dải màu thay đổi liên tục. Lúc này bạn nên chọn chế độ toàn màn hình và nhìn xem có bất kỳ điểm khác biệt (điểm chết, điểm sáng, chấm đen, hở sáng ở viền màn hình) nào trên màn hình không.  

Cách 2: Sử dụng phần mềm: Dead Pixel Locator

Để kiểm tra pixel chết và độ lệch màu hiển thị như thế nào, công cụ Dead Pixel Locator sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Công  cụ Dead Pixel Locator hiện tại hoạt động hầu hết trên màn hình phổ biến hiện nay như LED, LCD, FHD. 

Kiểm tra chất lượng màn hình laptop cũ

Cách sử dụng công cụ rất đơn giản, bạn chỉ cần tải về và khởi chạy ứng dụng. Sau đó, bạn lần lượt chọn các màu trên hệ thống và quan sát kỹ màn hình xem có pixel nào hiển thị lệch màu hay không hiển thị màu hay không.

5. Kiểm tra bàn phím

Kiểm tra bàn phím laptop cũ cũng là bước quan trọng vì bạn đâu muốn làm việc trên một chiếc bàn phím bị liệt hay lỗi phím tắt các thứ đúng không? 

Việc kiểm tra không chỉ là bạn gõ vài dòng trên các nền tảng văn bản để xem các phím có hoạt động không, dù tất cả các phím hoạt động chính xác bình thường nhưng vẫn có thể xảy ra sự cố với trình điều khiển thiết bị bàn phím của bạn mà bạn không thể thấy được. 

Hiện nay, có một số phần mềm kiểm tra bàn phím máy tính, laptop ví dụ như KeyboardTest. 

Kiểm tra chất lượng bàn phím laptop cũ

Đây là ứng dụng giúp bạn kiểm tra các lỗi liên quan đến phần cứng của bàn phím. Bạn chỉ cần kiểm tra một lần là biết được bàn phím máy tính có lỗi không. Sau khi kiểm tra, các phím đều có màu xanh lá thì như vậy có nghĩa là bàn phím của bạn ổn định.

6. Kiểm tra Touchpad (chuột) trên laptop cũ

Bạn cần kiểm tra xem chuột ngoài hay cảm ứng có còn hoạt động hay không? Bạn dùng thử chuột trái, phải, thanh trượt... Nếu hoạt động thì nó có trơn tru không? Nếu có hiện tượng di chuột không chạy hoặc bị nhảy loạn xạ thì có thể bàn phím đã bị xung đột giữa các thiết bị kết nối. Cần kiểm tra xem bạn đang kết nối với những thiết bị nào và có thể thay đổi nếu cần.

 

7. Kiểm tra hoạt động của loa, mic, camera

Về kiểm tra loa trên laptop cũ thì rất đơn giản, cũng như kiểm tra màn hình bạn có thể mở một đoạn âm thanh để nghe thử, nếu loa không có hiện tượng rè hay vấn đề gì khác thì bạn có thể yên tâm rồi. Ngoài ra bạn thử test loa bên trái phải lần lượt để xem thử có bị hư bên nào hay không. Đối với mic hay webcam bạn có thể trực tiếp test trên ứng dụng camera của window.

Kiểm tra camera bằng  webtestcamera

8. Kiểm tra pin và bộ sạc

Kiểm tra pin của laptop cũng là một phần không thể thiếu để đánh giá chất lượng của laptop cũ. BatteryMon là ứng dụng giúp bạn kiểm soát tình trạng sử dụng Pin của laptop. Nhờ vậy, bạn sẽ biết được máy tính của mình đã nạp đủ điện hay chưa cũng như biết được nơi sản xuất của pin khi mua máy tính mới. BatteryMon giúp bạn kiểm soát và theo dõi tình trạng sử dụng pin của máy tính xách tay có còn được đảm bảo hay không?

Theo dõi tình trạng pin laptop cũ

Sau khi kiểm tra pin, bạn nên cắm dây sạc để chắc chắn rằng bộ dây sạc của laptop vẫn hoạt động ổn định, cung cấp đủ điện cho laptop. 

9. Kiểm tra kết nối Wifi, Bluetooth

Kiểm tra xem card wifi có hoạt động ổn định không, có bị rớt mạng hay chập chờn không. Bạn nên cho laptop bắt mạng Wi-Fi và di chuyển máy ra xa vị trí modern phát wifi để xem máy còn bắt wifi không, có còn ổn định không. Nếu laptop bắt wifi yếu hơn cả chiếc điện thoại của bạn thì nên cân nhắc lại nhé.

Áp dụng tương tự với kết nối bluetooth.

Tìm hiểu thêm: 3 nguyên nhân phổ biến khiến wifi laptop yếu  

10. Kiểm tra ổ cứng và nhiệt độ ổ cứng

Để kiểm tra ổ cứng bạn có thể sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo. Đây là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí, giúp người dùng theo dõi, đánh giá tình trạng ổ đĩa một cách chính xác. Phần mềm dùng màu sắc để thể hiện tình trạng sức khỏe ổ đĩa của bạn, đồng thời cho phép bạn xem được nhiệt độ, thông số lõi, dung lượng bộ nhớ đệm, tốc độ đọc/ghi và báo lỗi phát sinh trên đĩa cứng sau khi phân tích.

Kiểm tra ổ cứng và nhiệt độ ổ cứng laptop cũ

Các tính năng chính của CrystalDiskInfo

Thông báo một trong bốn trạng thái khi ổ đĩa của bạn hoạt động như sau:

Good (nền xanh): ổ cứng còn tốt.

Caution (nền vàng): Đĩa có vấn đề.

Bad (nền đỏ): Có thể đầu đọc, motor bị mòn, bề mặt đĩa bị trầy xước, hoặc nhiều cung từ bị hư hỏng.

Gray (nền xám): Không xác định được “bệnh”.

Nếu nhiệt độ trên 55 độ C: Ổ đĩa gặp vấn đề, có thể một bộ phận nào đó trong đĩa đang chịu ma sát rất lớn, đĩa có thể hỏng bất cứ lúc nào.

Tìm hiểu thêm: về ổ cứng

Mua laptop cũ ở đâu uy tín?

Hiện nay có rất nhiều cửa hàng chuyên bán laptop cũ dành cho sinh viên. Tuy nhiên muốn lựa chọn nơi uy tín chất lượng thì không phải ai cũng biết và nếu bạn đã chọn một nơi uy tín thì cũng đỡ phải lăn tăn lo lắng về chất lượng máy.

Ở đây mình sẽ giới thiệu về Khoavang.vn, vì khi mua laptop ở đây dù cũ hay mới thì cũng sẽ được kiểm tra kĩ lượng trước khi đem ra thị trường. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu, giải quyết mọi vấn đề mà 1 chiếc laptop cũ có thể gặp phải một cách nhanh chóng nhất.

Hơn hết, khi mua Laptop cũ tại Khóa Vàng bạn còn được hỗ trợ trả góp 0%, bảo hành 12 tháng dù là laptop cũ hay mới.

Bạn có thể tham khảo thêm: Sai lầm khi chọn mua Laptop cho những ai không biết, Để tránh bị lừa đảo khi mua máy tính, Các dòng laptop cũ dành cho sinh viên
Bài viết liên quan
Hướng dẫn test màn hình laptop có lỗi không nhanh chóng đơn giản
Cách kiểm tra model laptop nhanh chóng chính xác nhất
Avast Free Antivirus là gì? Sử dụng có tốt không? Hướng dẫn cách tải và sử dụng nhanh chóng