Laptop là một vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Hầu hết mọi người đều có lần đầu tiếp xúc với máy tính là ở trường học, sau đó là ở các công ty hoặc tổ chức khác. Một số thì lần đầu tiếp xúc là tại nhà của người khác; một số khác thì được mua sẵn một cái vừa đủ để học tập và giải trí nhẹ nhàng.
Sử dụng máy tính một thời gian, chắc hẳn ai cũng có mong muốn thay đổi một vài thứ gì đó của máy để nó phù hợp với bản thân hơn. Ít thì thay đổi một chút hình thức, nhiều hơn thì cài bổ sung chương trình mình thích, nhiều hơn nữa là trang bị thêm một số thiết bị. Đến một lúc nào đó, chiếc máy có sẵn không thể đủ đáp ứng nhu cầu nữa. Vậy là chúng ta sẽ mua hẳn một chiếc mới, hoặc một thiết bị/linh kiện mới để nâng cấp cho chiếc máy hiện tại.
Một số người chọn mua máy tính để bàn, laptop trong khi còn mơ hồ về nhu cầu hiện tại của bản thân. Khi tư vấn về việc chọn mua máy tính, đôi khi mình gặp các cách kể nhu cầu đại loại như sau:
Tôi mua máy dành cho việc học tập. Tôi mua máy để lập trình. Tôi mua để chơi game là chính. Tôi hay làm văn phòng. v.v…
Chỉ kể ra được đến vậy, không có gì hơn cả. Nếu nhu cầu chỉ được trình bày đơn giản như vậy, thì việc đưa ra một cấu hình máy phù hợp sẽ rất khó.
Vấn đề là cần làm rõ hơn nhu cầu sử dụng máy tính.
Hầu hết các công việc văn phòng đều gắn bó với sổ sách, cũng như trao đổi thông tin giữa các bộ phận và khách hàng. Hầu hết các ứng dụng văn phòng, cùng với các ứng dụng liên quan khác được thực hiện qua Internet, đều không có yêu cầu gì quá đặc biệt về cấu hình máy tính. Và những người làm văn phòng đương nhiên sẽ cần một chiếc máy có bề ngoài thanh lịch, sang trọng hoặc gọn gàng.
Có thể tham khảo: Dell Latitude 7490, Thinkpad X1 Yoga Gen 2
Tuy nhiên, mình muốn nhấn mạnh một điều cần quan tâm hơn ở nhu cầu văn phòng, đó là khối lượng và tốc độ công việc.
Hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
Có rất nhiều ứng dụng game khác nhau, và mỗi ứng dụng đều có yêu cầu riêng về cấu hình máy. Ít nhất hãy xác định thể loại game muốn chơi. Có một số game được xếp vào một “thể loại” là “game văn phòng”, có yêu cầu về cấu hình không mạnh, hầu như máy nào cũng chơi được. Còn lại thì trên trang chính thức của nhà sản xuất game đều có ghi riêng yêu cầu cụ thể về cấu hình máy.
Có thể tham khảo các dòng: Asus ROG Zephyrus G15 GA503, Dell Precision 7720
Thường một yêu cầu cụ thể như vậy gồm có hai mức yêu cầu: Một yêu cầu tối thiểu (minimum) và một yêu cầu khuyên dùng (recommended). Máy tính chỉ phải đạt yêu cầu tối thiểu để có thể chơi được, nhưng cần đạt yêu cầu khuyên dùng để người chơi có thể tận hưởng chất lượng đồ hoạ, âm thanh cũng như các tính năng khác mà game mang lại.
Điểm chung trong yêu cầu của nhiều game là nhấn mạnh vai trò của card/chip xử lý đồ hoạ. Hiện nay, nếu có trò chơi nào cần đến card/chip xử lý đồ hoạ riêng biệt, thì hai dòng nVidia GeForce và AMD/ATI Radeon đều là những lựa chọn tối ưu, trong đó GeForce có phần nhỉnh hơn về hiệu suất.
Một số bạn có nhu cầu chơi qua giả lập (bản chất là máy ảo). Ngoài việc tham khảo yêu cầu cấu hình của chương trình giả lập, thì các bạn nên chọn CPU có các tính năng hỗ trợ ảo hoá (xem thêm chi tiết ở nhu cầu lập trình tiếp sau đây), và trang bị dung lượng RAM càng lớn càng tốt.
Có một số phụ kiện hay được nhắc đến khi chơi game như bàn phím, chuột và tai nghe. Hiện nay, có nhiều phụ kiện (được quảng cáo là) được thiết kế dành cho game (hoặc từng thể loại game) để các bạn chọn lựa. Trong số đó, nổi bật trong thời gian gần đây là các bàn phím cơ học (mechanical keyboard), các bạn có thể tự tìm hiểu thêm các thông tin về chúng, để chọn bàn phím thích hợp.
Đối với nhu cầu này, thì chương trình nào cũng được ghi yêu cầu về cấu hình trên trang chính thức của nhà sản xuất. Các yêu cầu này cũng bao gồm hai mức tối thiểu và khuyên dùng như đối với game, có điều là chi tiết về các yêu cầu đó sẽ dài hơn và cụ thể hơn.
Điểm chung trong yêu cầu của nhiều chương trình thiết kế đồ hoạ và dựng phim hiện nay là:
Tham khảo thêm: Dell Precision 7560
Tuy nhiên, có một trường hợp cá biệt là vẽ tranh (vẽ trong không gian hai chiều). Với trường hợp này thì cấu hình máy không cần phải đặc biệt đến mức như mình liệt kê ở trên. Nhưng các bạn nên sử dụng bảng vẽ điện tử (graphics tablet) thay cho chuột, để thực hiện việc vẽ nhanh chóng hơn.
Một số chương trình dành riêng cho ngành kiến trúc (xây dựng, nội thất) có thể kể đến như AutoCAD, Revit… Các chương trình này giúp chúng ta thiết kế các công trình xây dựng, mà cụ thể gồm có:
Tuỳ theo độ phức tạp của công trình mà máy tính cần đạt một năng lực tính toán tương ứng. Điều đó được thể hiện cụ thể trong yêu cầu cấu hình máy của chương trình mà các bạn muốn sử dụng. CPU càng có nhiều nhân, RAM càng nhiều, card/chip đồ hoạ càng mạnh, thì máy tính càng xử lý nhanh chóng các công trình rất phức tạp như toà nhà, sân bay, sân vận động, v.v… Đối với nhu cầu này, các bạn không cần phải ngần ngại sử dụng hai dòng nVidia Quadro và AMD Radeon Pro (FirePro, ATI FireGL). Tuy nhiên, nếu chi phí hạn hẹp thì có thể sử dụng tới dòng nVidia GeForce cao cấp. Các bạn có thể cắm nhiều card đồ hoạ chỉ để tính toán, không cần đến SLI hay CrossFire.
Trí tuệ nhân tạo cũng tương tự. CPU và GPU càng mạnh, RAM càng nhiều, thì càng có thể gánh được những chương trình trí tuệ nhân tạo phức tạp hơn. Ngày càng có nhiều việc sử dụng đến trí tuệ nhân tạo, ví dụ như y tế, dự báo nói chung… hay gần đây là xử lí ảnh và âm thanh.
Không có nhu cầu thu âm cầu kì, cũng không cần âm thanh hay, thì một cấu hình máy tính tương tự như nhu cầu văn phòng là đủ dùng. Mình có thể điểm danh một số chương trình tập trung vào sáng tác nhạc: GVOX Encore (đã từng có vài sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt), MuseScore, Sibelius, v.v…
Một số chương trình yêu cầu sử dụng giao tiếp âm thanh ASIO (Audio Stream Input/Output) để làm giảm hiện tượng giật (lag) âm thanh. Các bạn có thể cài đặt và sử dụng ASIO4ALL như một driver chạy giao tiếp này dành cho mọi card/chip xử lí âm thanh hiện có.
Tức là các bạn mong muốn sử dụng các loại âm thanh nghe có vẻ chuyên nghiệp hơn, “thị trường” hơn, hoặc có mong muốn phối trộn (mix) nhạc, biên tập và sửa chữa bản ghi âm, cũng như thực hiện một công việc gọi là mastering, thì yêu cầu cấu hình sẽ cao hơn. Một cách tương tự, các chương trình dành cho nhu cầu này, cũng như các phần mở rộng (extension hoặc plugin), đều có những yêu cầu khác nhau.
Đặc điểm chung trong các yêu cầu đó gồm có:
Các bạn cũng nên xem xét lựa chọn một số phụ kiện cần thiết khác có kết nối với card âm thanh, điển hình là loa, tai nghe và micro. Để đơn giản trong việc chọn lựa, các bạn có thể hỏi mua những phụ kiện “dành cho phòng thu” để được tư vấn và dùng thử.
Trong hầu hết các trường hợp, một cấu hình máy tính tương tự như ở nhu cầu văn phòng là đủ dùng. Thậm chí, cần sử dụng cấu hình như vậy để phần mềm được viết ra có thể tiếp cận với nhiều người dùng hơn!
Tuy nhiên, tuỳ loại phần mềm và đối tượng người dùng muốn nhắm đến, thì cấu hình sử dụng có thể được nâng cao lên tương đương với chi phí của nhóm đối tượng đó có thể bỏ ra. Cá biệt, một số hoạt động trong lập trình có thể cần đến máy ảo (virtual machine):
Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng máy ảo, thì trong cấu hình cần có:
Hãy làm rõ xem là học cái gì? Học để làm việc gì thì mua máy tối ưu cho việc đó. Nếu không phải học việc gì đặc biệt như các nhu cầu mình liệt kê ở trên, thì một cấu hình máy vốn dành cho văn phòng sẽ là một khởi đầu có ích.
Tham khảo thêm: Dell Precision 3560 Core i7 1165G7,Dell Precision 5530 | Core i7-8850H, HP 15-dy2035tg,Lenovo Thinkpad L390 Core i5-8265U,Asus Vivobook X413JA