Dell Precision là dòng máy trạm Worksation đến từ nhà sản xuất thương hiệu Mỹ. Những chiếc máy tính dòng Dell Precision thường sở hữu cấu hình rất mạnh mẽ, chuyên sử dụng để phục vụ cho những mục đích như lập trình, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, đồ họa máy tính...
Dell có cách đặt tên để phân biệt riêng giữa hai loại máy tính: máy tính để bàn Dell Precision và Laptop Dell Precision. Máy để bàn Dell Precision sẽ có chữ “T” (trong từ Tower) đặt trước 4 con số trong tên gọi (VD: T1700, T3500, T3600, T3610, T5500, T5600, T5610...). Trong khi đó Laptop Dell Precision sẽ có chữ “M” (cho từ Mobile) đặt trước 4 con số nằm trong trên gọi (VD: M2800, M4800, M6700, M6800...). Sau này để tối giản hóa trong cách gọi tên, Dell lược bỏ cách gọi sử dụng chữ cái đứng đầu như trên và phân cấp sản phẩm về ba dòng chính là Dell Precision 3000, 5000 và 7000 seriers.
Dell Precision M4800 – một trong những máy Dell Precision được ưa chuộng nhất hiện nay
Những người có kinh nghiệm chọn mua Laptop Dell Precision thường chọn dòng “M” seri nhờ giá thành mềm (chỉ từ 12 triệu đồng) chất lượng hoàn thiện bằng kim loại chắc chắn, độ bền tuổi thọ linh kiện cao và do seri này thừa hưởng khả năng nâng cấp như một chiếc PC để bàn thực thụ. Các dòng máy trạm Laptop Dell Precision “M” có thể thay thế được vi xử lý CPU, bộ nhớ RAM, ổ cứng lưu trữ HDD / SSD và nhân xử lý đồ họa rời (Video Card) một cách dễ dàng tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Để đánh đổi cho sự tiện dụng trong việc nâng cấp & cấu hình mạnh mẽ nói trên, kích thước của các dòng Laptop Dell Precision M-seriers cũ thường rất lớn và có trọng lượng rất nặng (lên đến hơn 4.7Kg - chưa tính bộ sạc). Và do sử dụng phần cứng tiêu hao nhiều điện năng, thời lượng Pin của dòng máy trạm Laptop Dell Precision thường đạt chỉ khoảng 1.5-2 tiếng đồng hồ sử dụng liên tục.
Dell Precision ngày nay có thiết kế mỏng nhẹ hơn so với dòng M trước đây
Các dòng laptop Dell Precision dòng 3000 / 5000 / 7000 đời mới hơn sau này sẽ có giá trên thị trường khoảng từ 21 triệu đồng đổ lê. Tuy rằng máy mất đi nhiều tiện tích về khả năng nâng cấp CPU / GPU so với dòng M cũ, nhưng bù lại chúng ta sẽ có một thân máy đẹp, mỏng nhẹ, bền bỉ với hiệu năng xử lý mạnh mẽ không thua kém gì những đàn anh thế hệ trước.
Một người có kinh nghiệm chọn mua Laptop Dell Precision sẽ sử dụng máy cho những nhu cầu liên quan đến ngành kỹ thuật như lập trình phần mềm, xây dựng, cơ khí,… do máy sở hữu bộ vi xử lý H/HQ mạnh mẽ, nhân xử lý đồ họa Nvidia Quadro chuyên dành cho kỹ thuật & màn hình kích thước lớn từ 15.6” – 17.3” đem lại không gian làm việc rộng rãi. Laptop Dell Precision thường có kích thước lớn và trọng lượng nặng, kèm với đó là cấu hình cao làm cho thời lượng Pin của máy không được lâu, cho nên máy sẽ không phù hợp với người hay phải di chuyển.
Thiết kế của laptop Dell Precision 15 7510
Khi tìm hiểu về kinh nghiệm chọn mua Laptop Dell Precision các bạn nên lưu ý: Card đồ họa Quadro của Nvidia có hiệu năng mạnh mẽ, chuyên phục vụ cho nhu cầu thiết kế & dựng đồ họa chuyên nghiệp nhưng không có nghĩa đây là một cỗ máy hoàn hảo cho việc chơi game. Nếu chọn máy cho nhu cầu giải trí chơi game nặng - các bạn nên chọn những dòng Laptop Gaming sử dụng nhân đồ họa GTX / RTX thay vì chọn card đồ họa Quadro.
Những người có kinh nghiệm mua laptop Dell Precision thường kiểm tra một số yếu tố như sau trước khi lấy máy về sử dụng:
Kiểm tra ngoại hình: kiểm tra thân vỏ, bản lề, tránh mua phải máy đã có hư hại về mặt vật lý (máy bị dập góc, vỏ máy cong vênh, không khớp nhau, bản lề lỏng lẻo). LCD trên các dòng máy trạm Dell Precision luôn là màn hình chống lóa độ phân giải Full HD (nếu không tính các sản phẩm màn hình Gương). Phần mềm Dead Pixel Buddy (hoàn toàn miễn phí) với nhiều tùy chọn và chế độ màu sắc sẽ giúp bạn kiểm tra LCD để tìm ra những vết sọc, điểm chết không mong muốn một cách dễ dàng.
Kiểm tra cấu hình: Sử dụng Task manager, Properties của This PC / My Computer kết hợp với phần mềm check thông số miễn phí Speccy để kiểm tra xem máy có hiển thị đúng cấu hình người bán thông báo cho bạn hay không.
Phần mềm hiện thông số phần cứng Speccy
Kiểm tra phần cứng: Phần mềm Passmark Keyboard Tester sẽ giúp bạn kiểm tra được phím bấm bị liệt, cùng với đó là phần mềm BatteryBar Pro sẽ giúp bạn kiểm tra dung lượng Pin, thời lượng Pin & độ chai của Pin theo máy. Cuối cùng là phần mềm Hwmonitor giúp bạn theo dõi phát & hiện ra nhiệt độ bất thường khi sử dụng máy. Tất cả các phần mềm này bạn đều có thể tải hoàn toàn miễn phí trên mạng.
Kiểm tra phụ kiện đi kèm máy: Khi lấy máy các bạn sẽ được đi kèm mộ bộ cáp sạc. Hai loại cáp sạc chủ yếu hiện nay là Sạc hàng chính hãng từ nhà sản xuất Dell và Sạc hàng OEM do bên thứ 3 sản xuất.
Sạc OEM sẽ rẻ hơn so với hàng chính hãng, là hàng mới chưa qua sử dụng nhưng chất lượng sẽ khó thể nào bằng hàng linh kiện chính hãng từ Dell. Các bạn nên hỏi người bán rõ ràng về chất lượng và nguồn gốc phụ kiện đi kèm theo máy trước khi lấy máy. Kiểm tra ngoại hình sạc để phát hiện những dấu hiệu va đập, đứt gãy phần dây cao su để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.
Khi mua Laptop Dell Precision tại cửa hàng, bạn nên dành ra tối thiểu khoảng 15-20 phút sử dụng máy để phát hiện những lỗi phát sinh. Cài đặt một số phần mềm cơ bản mà bạn muốn sử dụng để xem chiếc máy có đủ cấu hình đáp ứng được cho bạn hay không. Đa phần các cửa hàng bán Laptop cũ hiện nay hỗ trợ lên đến 12 tháng bảo hành cho sản phẩm, đi kèm với đó dịch vụ vệ sinh máy và cài đặt phần mềm miễn phí. Sau khi lấy máy về dùng, các bạn nên đem máy tính của mình đi bảo dưỡng định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể sử dụng được lâu dài và ổn định.
Dòng máy tính trạm như Laptop Dell Precision có nhiều chi tiết phức tạp và tương đối khó tháo mở so với những dòng laptop văn phòng thông thường, yêu cầu người thực hiện sửa chữa & bảo dưỡng phải có chuyên môn cao về các dòng laptop máy trạm. Vì vậy khi nâng cấp hoặc tiến hành sửa chữa Laptop Dell Precision, các bạn nên chọn địa chỉ uy tín để gửi máy thay vì tự ý làm việc này.
Hy vọng sau bài viết này các bạn đã có được kinh nghiệm mua Laptop Dell Precision cho bản thân!
Xem thêm: