Màn hình laptop là một trong những bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Khi mua một chiếc laptop mới hay cũ, việc kiểm tra màn hình để phát hiện các lỗi tiềm ẩn là vô cùng cần thiết. Bài viết sau của Khóa Vàng sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra màn hình laptop một cách nhanh chóng và đơn giản, giúp bạn dễ dàng đánh giá chất lượng thiết bị của mình.
Để giúp bạn dễ dàng nhận biết và xử lý những vấn đề của màn hình laptop, dưới đây là một số phương pháp đơn giản:
Để kiểm tra màn hình laptop bằng mắt thường, bạn cần quan sát trực quan xem có sự khác thường nào không như:
Sọc màn hình
Màn hình bị tối màu
Xuất hiện những điểm chết li ti trên màn hình
Ngoài kiểm tra bằng mắt thường, bạn cũng nên sử dụng các ứng dụng bên thứ ba để kiểm tra màn hình laptop qua trình duyệt web hoặc phần mềm. Cụ thể, các bước kiểm tra lỗi màn hình bằng Myscreenchecker bạn có thể thực hiện như sau:
Ngoài những màu sắc có sẵn, bạn cũng có thể kiểm tra màn hình với nhiều màu sắc khác bằng cách chọn "I Want To Check With More Color".
Dead Pixel Locator là một phần mềm chuyên dụng giúp kiểm tra màn hình laptop, được thiết kế cho hệ điều hành Windows. Với dung lượng nhỏ gọn chỉ 183KB, công cụ này là trợ thủ đắc lực trong việc phát hiện điểm ảnh chết trên cả màn hình LCD và Plasma.
Điểm chết là những điểm nhỏ trên màn hình gây ra sự chênh lệch màu sắc đáng chú ý, thường gây phiền toái cho người dùng. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do một pixel chỉ có thể hiển thị một số màu sắc cụ thể hoặc thậm chí không hiển thị được bất kỳ màu nào.
Dead Pixel Locator giúp người dùng dễ dàng xác định ngay lập tức các điểm ảnh chết trên màn hình, điều mà mắt thường khó có thể nhận biết. Sử dụng công cụ này, bạn có thể nhanh chóng đưa ra quyết định về tình trạng của màn hình laptop, đặc biệt là đối với các loại màn hình LCD hoặc Plasma.
Performance Test 9 là một phần mềm chuyên nghiệp được sử dụng để kiểm tra màn hình laptop của các hãng như Dell, HP,... Phần mềm này yêu cầu trả phí và có dung lượng 50MB, hoạt động trên nhiều nền tảng bao gồm cả Vista và Windows.
Performance Test 9 không chỉ đơn thuần là công cụ để kiểm tra hiệu suất toàn diện của máy tính mà còn cho phép so sánh với các tiêu chuẩn hệ thống đã định sẵn, giúp người dùng đánh giá được tính hiệu quả hoạt động của màn hình. Điều đặc biệt hơn, phần mềm này có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng từ USB hay đĩa mềm, mang đến sự tiện lợi khi kiểm tra màn hình ở bất kỳ đâu.
Để kiểm tra tần số quét màn hình máy tính, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Trong hộp thoại mới xuất hiện, chuyển đến tab “Monitor” để xem tần số quét hiện tại của màn hình. Tại đây, bạn có thể thay đổi tần số quét và nhấn Apply để lưu các thay đổi. Thao tác này có thể cải thiện hiệu suất màn hình bằng cách giảm thiểu giật lag, nhấp nháy và hiện tượng nhòe ảnh.
Để kiểm tra độ phân giải màn hình laptop trên Windows, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bạn có thể thử chọn các độ phân giải khác trong danh sách thả xuống để xem màn hình hiển thị như thế nào.
Khi mua laptop cũ hay mới bạn đều có thể gặp phải một số lỗi màn hình phổ biến như sau:
Đây là một lỗi khá phổ biến, thường xuất phát từ phía nhà sản xuất nhưng lại rất khó phát hiện vì điểm chết có thể rất nhỏ, chỉ như một chấm trên màn hình hoặc có thể là cả một vùng rộng lớn. Khi gặp phải lỗi này, màn hình máy tính của bạn sẽ không thể hiển thị được hình ảnh và màu sắc tại các điểm chết. Tuy nhiên, nếu lỗi này xuất hiện trong thời gian quy định của chính sách bảo hành, bạn có thể nhận được sự bảo hành từ phía nhà sản xuất và đơn vị cung cấp.
Màn hình bị chảy mực là hiện tượng xuất hiện các đốm đen hoặc vệt loang lổ trên màn hình, làm ảnh hưởng đến khả năng hiển thị và trải nghiệm sử dụng của người dùng. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân như va đập mạnh, nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời làm hỏng màn hình, hoặc lỗi từ nhà sản xuất.
Lỗi màn hình bị bóng mờ xảy ra khi màu sắc bị hiển thị sai vĩnh viễn trên màn hình AMOLED hoặc do cao áp trong máy hoạt động kém, nên bóng áp sáng không được đáp ứng đủ yêu cầu điện áp. Lỗi này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng vì xuất hiện bóng mờ khó chịu và dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường nếu quan sát kỹ trong quá trình kiểm tra.
Lỗi màn hình bị sọc là một vấn đề phổ biến và dễ dàng nhận biết, với các đường sọc ngang hoặc dọc xuất hiện trên màn hình, làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát nội dung hiển thị. Nguyên nhân của lỗi sọc màn hình có thể do nhiều yếu tố khác nhau như hỏng VGA, cáp bị lỗi kết nối, xung đột phần mềm, hỏng màn hình hoặc driver không tương thích.
Bằng những cách kiểm tra màn hình laptop đơn giản và nhanh chóng mà Khóa Vàng đã hướng dẫn, hy vọng là kiến thức hữu ích để bạn có thể dễ dàng phát hiện các lỗi tiềm ẩn để đưa ra quyết định mua sắm thông minh. Đừng quên truy cập vào website Máy Tính Khóa Vàng mỗi khi có nhu cầu mua laptop để được hưởng những ưu đãi hấp dẫn nhé!
Có thể bạn quan tâm: