Dấu hiệu và cách kiểm tra máy tính có bị nhiễm virus chính xác, đơn giản

07-04-2023

Ngày nay, trong quá trình sử dụng máy tính người dùng thường vô tình truy cập vào trang web không rõ nguồn gốc hoặc tải các phần mềm, ứng dụng độc hại khiến máy tính nhiễm virus.

Thế nhưng, không phải ai cũng biết khi nào máy tính bị coi là nhiễm Virus và làm thế nào để khắc phục tình trạng này để máy được hoạt động trơn tru hơn. Chính vì vậy, trong bài viết này hãy cùng Khóa Vàng tìm hiểu về "Làm thế nào để biết máy tính bị nhiễm virus" nhé!

1. Dấu hiệu thường gặp của máy tính bị nhiễm virus là gì?

Dấu hiệu đầu tiên và cũng là dấu hiệu thường xuất hiện rõ nhất của máy tính bị nhiễm Virus đó là máy tính chậm, hiệu suất bị giảm xuống, ứng dụng máy tính gặp vấn đề đơ, lag,... Bên cạnh đóm khi máy tính xuất hiện các dấu hiệu trên thì bạn cũng thể kết luận rằng máy bị nhiễm virus được, mà việc máy tính của bạn bị chậm còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nữa.

Ngược lại, nếu máy tính của bạn vẫn đang hoạt động bình thường cũng không có nghĩa là máy tính của bạn không nhiễm Virus. Mà bạn có thể có những phần mềm độc hại ẩn mình âm thầm trong nền máy tính để đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Nói cách khác, đây chính là công cụ các hacker để kiếm tiền trên máy của bạn mà không để lại bất kỳ dấu tích nào.

Dấu hiệu thường gặp của máy tính bị nhiễm virus là gì?

2. 6 cách kiểm tra máy tính có bị nhiễm virus

2.1 Xuất hiện cảnh báo giả 

Trong khi sử dụng máy tính, thường xuyên xuất hiện những cửa sổ pop-up mang dù bạn không có bất kỳ thao nào mở cửa sổ đó lên. Nó sẽ gây cảm giác khó chịu khi phải loại bỏ chúng khỏi hệ thống thì rất có thể máy tính của bạn đang dính phải những phần mềm bị nhiễm Virus.

Để tránh tình trạng các phần mềm độc hại có cơ hội đánh cắp dữ liệu trên máy bạn thì cần ghi nhớ:

  • Không tùy tiện nhấp chuột vào bất kỳ cửa sổ pop-up.
  • Cần thận khi tải những, ứng dụng miễn phí.

Xuất hiện cảnh báo giả 

2.2 Máy tính chạy chậm bất thường 

Một trong những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết máy tính có bị dính Virus không đó chính là máy tính của bạn trở nên bị chậm bất thường mặc dù bạn không chạy bất kỳ phần mềm gì nặng. Đây chính là các tác nhân gây ra cạn kiệt các nguồn xử lý trong máy tính của bạn mà có thể bạn không biết.

2.3 Hoạt động đáng ngờ trên ổ cứng

Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy ổ đĩa trên máy tính hoạt động bất thường, dù bạn  không mở phần mềm nào thực thi tác vụ nặng, ngay khi ấy bạn không sử dụng ổ đĩa mà nó vẫn hoạt động bình thường thì có thể máy tính của bạn đang bị nhiễm Virus.

2.4 Ổ cứng hết dung lượng trống

Bạn có thể tự kiểm tra dung lượng ổ cứng rất đơn giản, nếu bạn thấy ổ cứng máy tính hết dung lượng mà bạn không cài bất kỳ phần mềm có kích cỡ nặng thì có thể máy tính của bạn đang bị nhiễm Virus và tự cài phần mềm độc hại để lấp đầy dung lượng ổ cứng

2.5 Hoạt động mạng tăng cao bất thường

Trong quá trình sử dụng máy tính, bạn phát hiện dữ liệu mạng đang sử dụng cao một cách bất thường dù bạn không cập nhật bất cứ phần mềm nào thì rất có thể phần mềm đó đang chạy âm thầm trên máy tính của bạn và tiêu thụ năng lượng trên máy của bạn.

Hoạt động mạng tăng cao bất thường

2.5 Máy tính thường xuyên bị lỗi

Máy tính liên tục bị lỗi màn hình xanh hoặc bị lỗi hệ thống thì rất có thể máy tính của bạn đã có vấn đề. Rất có thể do tác động của các phần mềm độc hại hoặc xung đột giữa phần mềm và phần cứng.

3. Cách khắc phục tình trạng máy tính bị nhiễm Virus

3.1 Sử dụng các phần mềm diệt Virus

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ phát hiện ra Virus và tiêu diệt các malware. Do đó, bạn nên cài cho mình một phần mềm antivirus và cập nhật thường xuyên để có thể bảo vệ máy tính khỏi xâm nhập bất hợp pháp gây ra mất dữ liệu mất tính.

Sử dụng các phần mềm diệt Virus

3.2 Không truy cập hay click vào những đường link “khả nghi”

Không nên click vào những đường link hay pop-up quảng cáo khả nghi, không đáng tin cậy cũng như không truy cập vào những trang web có khả năng lây nhiễm malware cao. Tuy đây chỉ là cách cơ bản nhưng nó cũng được xem là một cách an toàn để bảo vệ chính máy tính của mình.

3.3 Sao lưu dữ liệu và Window

Để bảo vệ những dữ liệu quan trọng bạn có thể sao lưu dữ liệu vào các bộ nhớ lưu trữ khác như đĩa ROM, ổ cứng di động v.v… Ngày nay có rất nhiều bộ nhớ lưu trữ trực tuyến như: Google Drive, Dropbox v.v… có thể giúp bạn bảo vệ dữ liệu một cách khá tốt.

Trên đây là toàn bộ về "Làm thế nào để biết máy tính bị nhiễm virus" và cách khắc phục cho máy tính bị virus. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có những biện pháp phù hợp để bảo vệ máy mình khỏi Virus.

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân và cách khắc phục laptop mất âm thanh Win 10

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy tính bị tắt đột ngột tại nhà hiệu quả

Cách khắc phục lỗi phần mềm laptop đơn giản tại nhà

Bài viết liên quan
Avast Free Antivirus là gì? Sử dụng có tốt không? Hướng dẫn cách tải và sử dụng nhanh chóng
Tổng hợp 6+ cách khắc phục CPU chạy nhưng không lên màn hình
Tổng hợp 7749 cách kết nối 2 PC dùng chung 1 màn hình đơn giản, nhanh chóng