Chuyên gia giải đáp: Có nên mua máy trạm (Workstation) để chơi game?

11-12-2024

Bạn là một game thủ đam mê và đang tìm kiếm một cỗ máy chơi game mạnh mẽ để chinh phục mọi tựa game mới nhất? Máy trạm với cấu hình khủng và khả năng xử lý đa nhiệm vượt trội, đang là một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, liệu việc đầu tư vào một chiếc máy trạm để chơi game có thực sự cần thiết và hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc "Có nên mua máy trạm để chơi game" một cách chi tiết nhất.

1. Máy trạm có là lựa chọn phù hợp để chơi game? 

Bạn hoàn toàn CÓ THỂ mua máy trạm để chơi game, đặc biệt là những tựa game treo máy hoặc giả lập nhờ khả năng vận hành ổn định và xử lý CPU tốt. Tuy nhiên, đối với các tựa game AAA thì máy trạm chỉ đáp ứng ở mức tạm ổn bởi GPU của thiết bị được thiết kế tập trung vào các công việc chuyên môn thay vì tốc độ khung hình. 

Máy trạm phù hợp để bạn chinh phục các tựa game giả lập, treo máy
Máy trạm phù hợp để bạn chinh phục các tựa game giả lập, treo máy

2. Lợi ích khi sử dụng máy trạm để chơi game

2.1. Hiệu năng mạnh mẽ từ CPU và GPU

Hiệu năng cũng là một yếu tố cần xét đến khi bàn về việc có nên mua máy trạm để chơi game. Máy trạm thường được trang bị bộ vi xử lý mạnh mẽ, được tối ưu hóa cho khả năng xử lý đa tác vụ, chứ không chỉ dành riêng cho game. Các bộ vi xử lý này, như Intel Xeon hoặc AMD Threadripper, thường vượt xa nhu cầu của game thủ về hiệu suất. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ có thể chơi game một cách mượt mà, mà còn có khả năng xử lý các tác vụ khác như livestream hoặc chạy phần mềm chỉnh sửa video đồng thời mà không gặp phải tình trạng giật lag.

Hiệu năng mạnh mẽ cho phép bạn vừa làm việc vừa chơi game
Hiệu năng mạnh mẽ cho phép bạn vừa làm việc vừa chơi game

2.2. Độ bền cao

Ta cũng cần xét tới độ bền khi trả lời cho câu hỏi có nên mua máy trạm để chơi game. Đối vớ máy trạm, các linh kiện trong máy trạm thường có chất lượng cao và được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo tuổi thọ lâu dài và ít hỏng hóc. Bạn có thể yên tâm chơi game hàng giờ mà không phải lo lắng về việc máy sẽ gặp phải vấn đề kỹ thuật.

2.3. Linh hoạt khi nâng cấp linh kiện

Một trong những ưu điểm nổi bật của máy trạm là khả năng nâng cấp linh kiện dễ dàng. Máy trạm thường được thiết kế với nhiều khe cắm mở rộng, cho phép bạn dễ dàng nâng cấp phần cứng khi cần thiết để theo kịp các yêu cầu ngày càng cao của game mới. Quá trình nâng cấp linh kiện trên máy trạm cũng tương đối đơn giản và không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian, không cần phải mua một chiếc máy mới mỗi khi có game mới ra mắt.

Bạn có thể dễ dàng nâng cấp linh kiện cho máy trạm
Bạn có thể dễ dàng nâng cấp linh kiện cho máy trạm

2.4. Phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau

Với máy trạm, bạn có thể vừa tận hưởng những trận game gay cấn, vừa thực hiện các công việc chuyên môn như thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video, lập trình… mà không lo lắng về tình trạng máy bị lag hay treo. Điều này tạo ra một môi trường làm việc và giải trí lý tưởng, giúp bạn tận dụng tối đa công suất của máy.

3. Hạn chế khi sử dụng máy trạm để chơi game

3.1. Chi phí cao

Một trong những hạn chế lớn nhất khi sử dụng máy trạm để chơi game là chi phí đầu tư ban đầu rất cao (Từ 30.000.000 - 50.000.00 VNĐ cho cấu hình cơ bản). Máy trạm thường được trang bị các linh kiện cao cấp như CPU mạnh mẽ, GPU chuyên nghiệp và các bộ phận khác có chất lượng cao. Điều này dẫn đến giá thành cao hơn nhiều so với các máy tính gaming thông thường. Nếu bạn chỉ có nhu cầu chơi game cơ bản, việc đầu tư vào một chiếc máy trạm có thể không mang lại giá trị tương xứng, đặc biệt nếu bạn không khai thác hết tiềm năng của nó cho các công việc khác.

So với PC gaming, máy trạm thường có giá cao hơn
So với PC gaming, máy trạm thường có giá cao hơn

3.2. Thiết kế cồng kềnh

Máy trạm thường có thiết kế cồng kềnh và nặng nề hơn so với máy tính gaming. Điều này có thể tạo ra những bất tiện trong việc di chuyển hoặc sắp xếp không gian làm việc. Nếu bạn là người thích chơi game ở nhiều nơi khác nhau hoặc muốn có một thiết lập gọn gàng, việc sở hữu một chiếc máy trạm có thể không phải là lựa chọn tối ưu.

3.3. Tiếng ồn lớn

Máy trạm thường được thiết kế để xử lý các tác vụ nặng và có thể phát ra tiếng ồn lớn trong quá trình hoạt động. Điều này chủ yếu là do quạt làm mát mạnh mẽ cần thiết để giữ cho các linh kiện không bị quá nhiệt. Nếu bạn thường chơi game trong không gian yên tĩnh hoặc khiêm tốn về mặt âm thanh, tiếng ồn từ máy trạm có thể gây khó chịu và làm giảm trải nghiệm chơi game của bạn.

4. Kết luận

Việc có nên mua máy trạm để chơi game hay không còn phụ thuộc nhiều vào đối tượng sử dụng. Cụ thể:

Đối tượng nên mua dòng máy trạm

Đối tượng không nên mua dòng máy trạm

  • Người làm thiết kế, đồ họa chuyên nghiệp: Cần hiệu suất cao cho phần mềm nặng.
  • Lập trình viên: Tối ưu cho các dự án yêu cầu tài nguyên lớn.
  • Người làm việc cần cấu hình cao và có nhu cầu chơi game bán chuyên: Cần một hệ thống mạnh mẽ để làm việc và giải trí.
  • Người làm việc văn phòng cơ bản: Công việc đơn giản không yêu cầu hiệu suất cao.
  • Người chơi game bán chuyên: Có thể sử dụng PC gaming thông thường với chi phí hợp lý hơn.


5. Lưu ý khi mua máy trạm để chơi game 

  • CPU: Để chơi game mượt mà, bạn chỉ cần chọn CPU từ 4 - 6 nhân xử lý cho các tựa game nhẹ và đồ họa trung bình. Chọn dòng CPU có thông số đủ mạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu chơi game.
  • GPU: Chọn GPU mạnh như Nvidia GeForce hoặc AMD Radeon với dung lượng VRAM cao. GPU càng mạnh, tốc độ dựng hình và xử lý hình ảnh càng tốt, mang đến trải nghiệm chơi game đẹp mắt và hiệu suất ổn định.
  • RAM: Dung lượng RAM tối thiểu nên là 8GB để chơi game mượt mà, nhưng 16GB sẽ tốt hơn cho nhiều tựa game hiện nay. Đảm bảo RAM tương thích với CPU để tối ưu hiệu suất hệ thống.
  • Ổ cứng: Nên sử dụng ổ cứng SSD để chơi các tựa game có cấu hình nặng. SSD cho tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn so với HDD, giúp giảm thời gian tải game.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hoàn hảo cho nhu cầu chơi game và làm việc chuyên nghiệp, hãy đến với các dòng máy trạm được trang bị CPU mạnh mẽ, GPU tiên tiến và bộ nhớ RAM tối ưu của Khóa Vàng. Chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn tận hưởng trải nghiệm gaming mượt mà và hiệu suất làm việc cao nhất: Máy trạm - Workstation PC.

Tóm lại, việc quyết định có nên mua máy trạm để chơi game hay không phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của từng người. Máy trạm mang lại hiệu suất vượt trội và độ bền cao, rất phù hợp cho những game thủ chuyên nghiệp hoặc những ai có nhu cầu làm việc với các phần mềm nặng. 

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần một thiết bị để chơi game giải trí, một chiếc PC gaming thông thường có thể đáp ứng đủ yêu cầu mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định để đảm bảo bạn có được trải nghiệm tốt nhất từ thiết bị của mình. 

Thông qua bài viết này, Khóa Vàng mong rằng quý khách hàng đã nhận được câu trả lời giải đáp được thắc mắc liệu "có nên mua máy trạm để chơi game?", "máy workstation chơi game được không" cũng như "laptop workstation có chơi game được không?".

Để được tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ với Khoá Vàng qua: 

Thông tin liên hệ Khoá Vàng:

Bài viết liên quan

Gợi ý 10+ máy trạm chuyên render “mượt” nhất năm 2024
So sánh Laptop Workstation và Gaming - 9 Điểm khác biệt chính
Giải đáp từ A - Z về Windows 10 Pro for Workstations