Hướng dẫn 7 cách xem mainboard hỗ trợ CPU nào trên PC và laptop nhanh, đơn giản

18-05-2023

Dù là người dùng máy tính lâu năm nhưng chưa chắc ai cũng biết cách xem main hỗ trợ cpu nào. Việc này vô cùng quan trọng vị sẽ giúp anh em tìm được đúng dòng CPU để thay thế, đổi mới khi gặp vấn đề, cần nâng cấp. Chi tiết các cách kiểm tra main hỗ trợ CPU nào sẽ được Khóa Vàng tiết lộ dưới đây.

1. Vì sao cần kiểm tra thông tin mainboard trên PC và laptop?

Ai cũng nên biết cách xem main hỗ trợ CPU nào trên máy tính. Việc này không chỉ giúp bạn biết được CPU nào tương thích với bo mạch chủ trên máy tính mà còn mang lại hàng loạt lợi ích khác. Khóa Vàng sẽ tổng hợp lại tất cả những lợi ích từ việc kiểm tra thông tin Mainboard trên PC và Laptop ở đây:

  • Thứ nhất, việc kiểm tra thông tin Mainboard trên PC và laptop sẽ giúp bạn biết được những loại thiết bị có thể tương thích với bo mạch chủ. Cụ thể hơn, mỗi Mainboard sẽ có một chipset khác nhau. Và bạn cần phải tìm đúng CPU sở hữu chipset tương tự thì mới có thể gắn vào, vận hành trên chiếc Mainboard của máy tính. CPU và Mainboard không cùng chipset thì không chạy được.
  • Các cách xem main hỗ trợ CPU nào hiện nay không chỉ giúp bạn biết loại chip xử lý phù hợp với bo mạch chủ là gì. Song song đó, mọi người còn có thể biết thêm hàng loạt thông tin khác như RAM, burst RAM được hỗ trợ, thông tin CPU, xung nhịp, bộ lưu trữ,... Và toàn bộ những thông tin ấy sẽ rất cần thiết khi bạn sửa chữa, thay thế linh kiện,...
Cách xem Main hỗ trợ CPU nào sẽ giúp bạn có chiếc PC hoàn hảo nhất
Cách xem Main hỗ trợ CPU nào sẽ giúp bạn có chiếc PC hoàn hảo nhất

2. 7 Cách kiểm tra mainboard trên PC/ laptop cực nhanh

Có rất nhiều cách xem main hỗ trợ CPU nào. Khóa Vàng đã tổng hợp lại toàn bộ những cách đơn giản, hiệu quả nhất, kèm theo các bước hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây:

2.1 Kiểm tra thông tin ngay trên mainboard

Cách kiểm tra thông của Mainboard đơn giản nhất chính là nhìn trực tiếp vào chiếc bo mạch đang được gắn trên máy tính của bạn. Bên trên bề mặt của chiếc Mainboard luôn luôn gắn mã hiệu/tên sản phẩm. Mọi người có thể nhìn trực tiếp vào hình bên dưới đây hơn để hiểu rõ về giải pháp này:

Bạn có thể xem mã sản phẩm ngay trên Mainboard
Bạn có thể xem mã sản phẩm ngay trên Mainboard

Như trong hình, mọi người có thể thay tên Mainboard là X470 Aorus Ultra Gaming. Sau khi biết được tên Mainboard đang sử dụng, bạn có thể lên google để tra thông tin về chiếc Mainboard này. Gần như bất kỳ trang công nghệ, website kinh doanh linh kiện điện tử nào cũng đều cung cấp đầy đủ thông tin về các loại Mainboard. Thông qua đó, bạn có thể biết bo mạch đang dùng hỗ trợ CPU nào.

2.2 Kiểm tra thông tin mainboard bằng Command Prompt

Nếu cách xem Mainboard hỗ trợ CPU nào vẫn hơi khó với bạn thì vẫn còn một cách khác. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm Command Prompt có sẵn trên máy tính để kiểm tra thông tin Mainboard. Các bước làm chi tiết như sau:

Dùng CMD để xem thông tin Mainboard nhanh chóng
Dùng CMD để xem thông tin Mainboard nhanh chóng

Bước 1: Tìm và mở phần mềm mang tên “CMD” lên.

Tìm kiếm ứng dụng CMD bằng công cụ Search trên Taskbar
Tìm kiếm ứng dụng CMD bằng công cụ Search trên Taskbar

Bước 2: Nhập dòng lệnh “wmic baseboard get product, Manufacturer” và bấm nút “Enter”.

Nhập dòng lệnh “wmic baseboard get product, Manufacturer”
Nhập dòng lệnh “wmic baseboard get product, Manufacturer”

Bước 3: Kiểm tra thông tin ở mục: Manufacturer = Nhà sản xuất mainboard và Product = Model của mainboard.

Kiểm tra thông tin hệ thống
Kiểm tra thông tin hệ thống

2.3 Kiểm tra thông tin mainboard bằng System Information

Cách xem Mainboard hỗ trợ CPU nào đơn giản nhất chính là kiểm tra thông tin ngay trên máy tính. Kể từ khi chiếc máy tính của bạn vận hành thì toàn bộ thông tin của hệ thống đã được nhận diễn và lưu trữ trên PC. Cách kiểm tra thông tin hệ thống của máy tính như sau:

Ứng dụng System Information hiển thị khá đầy đủ thông tin Main
Ứng dụng System Information hiển thị khá đầy đủ thông tin Main
  • Bước 1: Click vào nút “Search” ngay trên thanh Taskbar.
Mở ứng dụng System Information để kiểm tra thông tin hệ thống
Mở ứng dụng System Information để kiểm tra thông tin hệ thống
  • Bước 2: Gõ vào đó từ khóa “System Information” và mở ứng dụng cùng tên.
  • Bước 3: Kiểm tra các thông tin quan trọng liên quan đến Mainboard ở các mục:
    • Baseboard Manufacturer: Nhà sản xuất mainboard
    • Baseboard Product: Model của mainboard.
    • Baseboard Version: Phiên bản mainboard.

Có một mẹo đơn giản hơn, bạn hãy chú ý đến dòng Processor – Thông tin CPU đang được sử dụng cho máy. Bạn hãy chú ý đến mã đuôi của CPU, ví dụ như i3 – 4150. Vậy Mainboard của bạn đang hỗ trợ CPU Intel Core i đời 4. Anh em có thể tìm các mã CPU tương tự cao cấp hơn như Core i5 4570, i7 4790,... để thay thế, nâng cấp.

2.4 Kiểm tra thông tin mainboard bằng phần mềm thứ 3

Những cách xem main hỗ trợ CPU nào ở trên chỉ giúp bạn kiểm tra nhanh thông tin về Mainboard. Nếu mọi người muốn nhiều thông tin chi tiết, chuẩn xác hơn thì nên sử dụng các phần mềm thứ 3. Khóa Vàng có tổng hợp lại một vài phần mềm thứ 3 giúp anh em kiểm tra thông tin hệ thống PC một cách chuẩn chỉ, đầy đủ nhất dưới đây.

2.4.1 CPU-Z

Phần mềm kiểm tra thông tin hệ thống chuẩn chỉ nhất đang được đa số người dùng PC sử dụng nhiều nhất chính là CPU-Z. Dù là một phần mềm cũ, không mới nhưng CPU-Z lại giúp bạn kiểm tra thông tin máy tính một cách hiệu quả, đầy đủ và chuẩn nhất.

Dùng CPU-Z để kiểm tra đầy đủ thông tin hệ thống
Dùng CPU-Z để kiểm tra đầy đủ thông tin hệ thống

Tất cả những gì bạn cần làm là lên website của CPU-Z, tài và cài đặt phần mềm là đã có thể kiểm tra toàn bộ thông tin hệ thống. Phần mềm này sẽ giúp bạn biết thông tin về Mainboard, CPU, RAM, bộ lưu trữ, Card đồ họa,... đang sử dụng từ A đến Z.

2.4.2 HWiNFO

Sử dụng phần mềm HWiNFO cũng là cách xem main hỗ trợ CPU nào một cách hết sức hiệu quả. Phần mềm này cũng khá tương tự như CPU-Z nhưng có nhiều điểm cải tiến hơn:

  • HWiNFO có phần tổng hợp thông tin về PC khá giống với CPU-Z nhưng hiện thị cùng lúc toàn bộ thông tin. Các thông tin về RAM, Mainboard, CPU – Chip xử lý, GPU – Card đồ họa,... Đều được hiển thị đầy đủ, chia ra thành từng khu vực nên rất dễ nhận biết, đọc hiểu.
  • Ở giao diện chính của HWiNFO chia thông tin về từng linh kiện ra một cách rất rõ. Và khi xem thông tin về từng linh kiện, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin rất chi tiết như chipset, BIOS,... Đồng thời, từng mục lại có kèm theo icon minh họa rất dễ nhận biết.
HWiNFO cung cấp chi tiết mọi thông tin về Main và CPU
HWiNFO cung cấp chi tiết mọi thông tin về Main và CPU

2.4.3 Speccy

Dùng Speccy là một cách xem Main hỗ trợ CPU nào hết sức kinh điển, từng được sử dụng rất nhiều. Phần mềm này giống như là một phiên bản khác của HWiNFO. Giao diện cũng khá giống HWiNFO nên cực kỳ dễ sử dụng.

Cách dùng Speccy khá giống HWiNFO
Cách dùng Speccy khá giống HWiNFO

Trong Speccy sẽ chia thành nhiều mục như CPU, Mainboard, Graphics, Audio,... để bạn kiểm tra thông tin từng linh kiện một trên máy tính. Đặc biệt, từng mục cũng đều có icon biểu tượng để bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin về linh kiện một cách chuẩn và nhanh nhất.

2.4.4 BIOS/UEFI

Có một cách đơn giản hơn nữa để bạn kiểm tra xem Mainboard trên máy tính hỗ trợ CPU nào. Đó chính là vào phần thiết lập BIOS của chiếc Mainboard. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

  • Bước 1: Bạn hãy Reset lại máy tính của mình.
  • Bước 2: Bạn phải bấm liên tục nút DEL hoặc F2 (Tùy hãng) để vào phần thiết lập Bios.
  • Bước 3: Bạn chọn mục “Main” hoặc “Mainboard
Vào BIOS để kiểm tra nhanh thông tin CPU đang dùng

Trong mục Main của BIOS, tại dòng Processor Information sẽ có hiển thị thông tin về chiếc CPU đang được dùng trên máy tính. Đó là cách xem Main hỗ trợ CPU nào kinh điển nhất.

3. Hướng dẫn cách chọn Mainboard phù hợp với CPU máy tính

Sau khi biết cách xem Main hỗ trợ CPU nào thì mọi người cũng nên biết cách chọn một chiếc Mainboard phù hợp nhất với chiếc chi xử lý của mình. Khóa vàng sẽ hướng dẫn chi tiết cách chọn, phối hợp linh kiện một cách hiệu quả nhất

3.1 Cách chọn Mainboard theo thương hiệu

Việc chọn Mainboard theo thương hiệu thật sự không phải là tiêu chí hàng đầu. Bởi lẽ bạn chỉ cần chọn chiếc Mainboard có cùng Socket với CPU là đã có thể sử dụng được rồi. Tuy nhiên, nếu muốn tối ưu hóa sức mạnh cho chiếc máy tính thì mọi người cũng nên đồng bộ hóa cho các linh kiện.

Xài các linh kiện đồng bộ thương hiệu có rất nhiều lợi ích

Cụ thể hơn, để đảm bảo tính ổn định, bạn nên dùng các linh kiện như Mainboard, VGA,... đến từ cùng một thương hiệu. Khi ấy, phần mềm quản lý linh kiện của hãng sẽ phát huy tác dụng. Lúc ấy, chỉ bằng một phần mềm, bạn có thể điều chỉnh rất nhiều thứ như xung nhịp CPU, kiểm tra nhiệt độ, điều chỉnh tốc độ quạt VGA,...

3.2 Cách chọn Mainboard theo tốc độ xử lý

Có sự thật rằng khi chọn Mainboard và CPU thì cả hai phải có sức mạnh tương xứng với nhau. Nếu như bạn chọn CPU quá mạnh nhưng Mainboard lại “cùi” thì sẽ khiến tốc độ xử lý của bộ vi xử lý bị thuyên giảm đi khá nhiều. Khóa Vàng sẽ đưa ra một vài lời khuyên để bạn có được một chiếc PC mạnh mẽ nhất mà giá thành lại hợp túi tiền nhất:

CPU và Mainboard phải có sức mạnh tương thích với nhau
CPU và Mainboard phải có sức mạnh tương thích với nhau

CPU và Mainboard phải có sức mạnh tương thích với nhau:

  • CPU i3 hoặc Ryzen 3: Đối với hai dòng CPU này, tốt nhất bạn nên dọn các dòng Mainboard có đầu H hoặc A là hợp lý nhất. Cả hai đều là dòng CPU và Mainboard có giá thành rẻ nhất, sức mạnh tương thích với nhau nhất.
  • CPU i5 hoặc Ryzen 5: Đối với hai loại CPU tầm trung này, bạn nên chọn Mainboard tầm trung để có sức mạnh tương thích với nhau. Cụ thể hơn, bạn sẽ chọn những chiếc Mainboard có đầu B là phù hợp nhất.
  • CPU i7/ i9 hoặc Ryzen 7/9: Đây là các dòng CPU mạnh mẽ nhất của nhà Intel và AMD. Do thuộc phân khúc cận cao cấp, cao cấp nên tốc độ xử lý vô cùng cao. Đối với các dòng này thì bạn nên chọn những chiếc Mainboard mạnh mẽ nhất có đầu X hoặc Z.

3.3 Cách chọn Mainboard theo nhu cầu kết nối

Ngoài việc chọn Mainboard phù hợp với sức mạnh của CPU thì bạn cũng phải cân nhắc về các yếu tố cổng kết nối. Cụ thể, một chiếc Mainboard phù hợp bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện kết nối sau:

  • Socket CPU: Như Khóa Vàng đã nói, CPU và Mainboard phải cùng cổng kết nối thì mới vận hành được. Nếu một trong hai khác công kết nối thì máy tính sẽ không thể vận hành. Ví dụ: CPU core i3 13400F phải đi kèm với Mainboard B760 vì có cùng Socket là LGA1700.
  • Kích cỡ và dạng Factor: Khi lựa Mainboard thì bạn cũng nên chú ý đến chuẩn kích thước xem có phù hợp với chiếc thùng đã chọn không. Mainboard sẽ được chia thành các kích thước Mini-ITX (siêu nhỏ), IXT (nhỏ), ATX (vừa), Extended ATX (lớn). Tốt nhất, kích thước Mainboard nên trùng với kích thước của Case là đẹp nhất, vừa khít.
  • Chú ý đến các cổng kết nối trên Mainboard: Không phải Mainboard nào cũng có cổng USB-C, khe cắm SSD NVME, đủ 4 khe RAM, có Bluetooth, Wifi tích hợp,... Nếu bạn quan tâm đến những công nghệ tiện ích kể trên thì hãy lựa chọn chiếc Main có tiêu chí phù hợp nhé!
Các nhu cầu kết nối giúp bạn có được chiếc PC hoàn thiện nhất
Các nhu cầu kết nối giúp bạn có được chiếc PC hoàn thiện nhất

4. Tổng kết

Và bên trên chính là cách xem Main hỗ trợ CPU nào, kèm theo các thông tin liên quan. Hy vọng rằng Khóa Vàng đã cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho bạn về linh kiện điện tử. Nếu như mọi người muốn tìm hiểu thêm về các chủ đề liên quan thì đừng quên theo dõi trang của Khóa Vàng nhé!

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan
Avast Free Antivirus là gì? Sử dụng có tốt không? Hướng dẫn cách tải và sử dụng nhanh chóng
Tổng hợp 6+ cách khắc phục CPU chạy nhưng không lên màn hình
Tổng hợp 7749 cách kết nối 2 PC dùng chung 1 màn hình đơn giản, nhanh chóng