WORKSTATION – SỨC MẠNH CỦA KẺ CHIẾN THẮNG

01-06-2021

Ngày nay khi hầu hêt mọi thao tác của con người đều thông qua các thiết bị công nghệ, để đáp ứng nhu cầu đó trên thị trường ngày nay tồn tại vô số các thiết bị đáp ứng người dùng từ các dòng laptop mỏng nhẹ thanh lịch phù hợp cho các hoạt động văn phòng cơ bản, máy vi tính để chơi game đến các dòng máy chủ đồ sộ để kết nối các dữ liệu lớn. Giữa những thiết bị công nghệ công nghệ tưởng chừng không thể đếm xuể đó.

WORKSTATION tồn tại như để chứng minh rằng sức mạnh của nó có để đánh bại tất cả mọi đối thủ đem đến những tiện ích tuyệt vời cho người dùng.

WORKSTATION tồn tại như để chứng minh rằng sức mạnh của nó có để đánh bại tất cả mọi đối thủ đem đến những tiện ích tuyệt vời cho người dùng.

WORKSTATION tồn tại như để chứng minh rằng sức mạnh của nó có để đánh bại tất cả mọi đối thủ đem đến những tiện ích tuyệt vời cho người dùng.

Thế nên bài viết này muốn giới thiệu chi tiết về khái niệm cơ bản của workstation và các bộ phận cấu thành nên nó.

WORKSTATION LÀ GÌ?

Máy chủ, máy trạm, hay Workstation là một máy tính kết nối mạng, có cấu hình mạnh có khả năng xử lý cao. Máy chủ thường được dùng để cài đặt các phần mềm, lưu trữ dữ liệu cho nhiều người truy cập sử dụng các tài nguyên đó với tốc độ cực cao. Trong khi đó Workstaion là là một máy tính có cấu hình mạnh, hiệu năng cao, ổn định hơn các bộ máy tính văn phòng thông thường. Máy chủ, máy workstaion thường được sử dụng cho các doanh nghiệp, cơ quan hay các kĩ thuật viên.

định nghĩa về workstation

định nghĩa về workstation

Workstation thường được dùng phổ biến để thực hiện các tác vụ riêng biệt như: đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, làm phim 3D, xử lí âm thanh, hình ảnh, biên tập phim…

TẠI SAO WORKSTATION LÀ MỘT CÔNG CỤ ƯU VIỆT?

Không phải ngẩu nhiên mà các dòng máy workstation được ưa chuộng trên thị trường, các dòng máy này có cấu hình và hiệu năng cực cao cùng với tính chuyên nghiệp trong các bước xử lí. Tất cả điều đó mang đến cho workstation độ tin cậy cao, cùng với bộ nhớ có tính năng kiểm tra lỗi ECC, công suất lớn, hệ thống giải nhiệt hiệu quả cao. Dễ dàng nâng cấp cũng là những đặc điểm nổi bật của của các máy workstation vì chúng được thiết kế dưới dạng tool-less, việc này trao cho máy trạm khả năng đa nhiệm cao dễ dàng bố trí, xây dựng máy theo nhu cầu đặc biệt của người sử dụng.

NHỮNG THỨ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG WORKSTATION CHO CHÍNH BẠN

CPU:

Các dòng máy workstation thường có bộ vi xử lí Xeon với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, bộ nhớ đệm và các công nghệ cao cấp như ECC RAM Support, Intel Demand Based Switching. Cùng phần mềm độc lập (Independent Software Vendors – ISV) như AutoDesk, PTC, Dassault Systèmes.

CPU là linh hồn của máy trạm

CPU là linh hồn của máy trạm

Hiện nay có 5 dòng CPU Intel Xeon hướng đến việc cung cấp cho các worstation bao gồm các dòng Xeon E3-1200, Xeon E5-1600, Xeon E5-2600, Xeon 3600 và Xeon 5600.

Mainboard:

Mainboard của workstation có một chút khác biệt so với các dòng mainboard thông thường như sau:

ví dụ một mainboard thường thấy trong máy trạm

ví dụ một mainboard thường thấy trong máy trạm

- Sử dụng linh kiện chất lượng cao đảm bảo hoạt động ổn định lâu dài

- Sử dụng chipset cao cấp

- Hỗ trợ nhiều CPU

- Hỗ trợ nhiều khe cắm RAM và dung lượng tối đa cũng lớn

- Tích hợp chipset cấu hình RAID hỗ trợ các chuẩn giao tiếp ổ cứng SATA, SAS, SSD

RAM:

Máy trạm thường được trang bị Ram ECC là loại RAM có khả năng điểu khiển được dòng dữ liệu truy suất trong nó giúp tự động sửa lỗi. Khi xảy ra xung đột RAM ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị crash, RAM ECC có độ ổn định rất cao giúp giảm rủi ro và chi phí vận hành.

bộ nhớ tạm của máy trạm phải cực lớn

bộ nhớ tạm của máy trạm phải cực lớn

ECC RAM được tích hợp nó sẽ giúp khắc phục gần như 99.99% các lỗi về bộ nhớ giúp máy hoạt động một cách mượt mà không gặp chút rắc rối nào và ổn định trong một thời gian dài.

Graphic card:

Đây là bộ phận không thể thiếu trong dòng máy Workstation, được chia làm 4 loại: Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D. Một số hãng sản xuất nổi tiếng hiện nay là NVIDIA với dòng Nvidia Quadro, AMD với dòng ATI FirePro.

một dạng card đồ họa dùng cho workstation

một dạng card đồ họa dùng cho workstation

Card đồ họa này được sản xuất tối ưu hóa cho những dòng sản phần mềm của các hãng thứ 3: Autodesk, PTC, Adobe và được cấp chứng chỉ ISV về độ tối ưu và ổn định khi chạy phần mềm của hãng.

Ổ cứng:

SATA Loại ổ cứng cơ học phổ thông giá rẻ dung lượng cao nhưng tốc độ truy xuất thấp (20mb/s – 100mb/s), thường thấy ở tất cả các máy PC, Server và cả Workstation.

ổ cứng là linh kiện không thể thiếu khi build máy trạm

ổ cứng là linh kiện không thể thiếu khi build máy trạm

SAS Loại ổ cứng trung cấp có giá đắt hơn và tốc độ nhanh hơn (200MB/s – 1000mb/s), dung lượng lưu trữ vào khoảng 300GB – 1TB, có độ bền cao hơn ổ SATA.

SSD Loại ổ cứng cao cấp thể rắn dung lượng thấp nhưng tốc độ truy xuất cực nhanh, thường tốc độ ghi dữ liệu vào khoảng 500mb/s – 3000mb/s, tiết kiệm 30%-60% điện năng, không gây tiếng ồn, chạy mát và chống sốc.

Màn hình:

Các màn hình chuyên dụng cho máy tính workstation thường có kích thước lớn, tầm 24 inch trở lên, có góc nhìn rộng, màu sắc chân thực như các dòng màn hình Dell Ultrasharp nhằm giúp cho việc xử lý các tác vụ đồ họa thêm phần chân thực.

màn hình có độ phân giải cao giúp người dùng trải nghiệp đầy đủ các tính năng của máy

màn hình có độ phân giải cao giúp người dùng trải nghiệp đầy đủ các tính năng của máy

Đồng thời, các dòng màn hình của máy tính workstation này thường hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối hình ảnh chất lượng cao như HDMI, Display Port, DVI…Nếu có nhu cầu mở rộng không gian làm việc, người dùng có thể trang bị thêm màn hình vì các card màn hình chuyên nghiệp cho PC workstation đều có tính năng hỗ trợ kết nối và hoạt động cùng lúc nhiều màn hình (tùy vào khả năng và số lượng màn hình mà card đồ họa hỗ trợ).

Power Supply (Nguồn):

Các bộ nguồn chuyên dụng dành cho máy trạm là các loại nguồn máy tính cao cấp, đạt các tiêu chuẩn về hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng, hoạt động ổn định và các tiêu chuẩn khác về môi trường.

Bàn phím và chuột:

Không có yêu cầu đặc biệt cho máy tính workstation. Hầu hết các ứng dụng CAD/CAM/CAE đều làm việc tốt với bàn phím bình thường và một con chuột 3 nút với nút cuộn (scroll) ở giữa.

tuy là những bộ phận phụ nhưng bàn phím và chuột toosy sẽ tạo nên giá trị cho máy trạm

tuy là những bộ phận phụ nhưng bàn phím và chuột toosy sẽ tạo nên giá trị cho máy trạm

Ngoài chuột truyền thống, người dùng có thể lựa chọn một thiết bị khác để nâng cao sự linh hoạt khi làm việc, đó là 3DConnexion. Ưu điểm nổi bật của thiết bị này là có thể vừa xoay vừa phóng to/thu nhỏ các đối tượng giúp người dùng quan sát chúng dễ dàng hơn.

Kết luận:

HP và Dell đều cho phép khách hàng lựa chọn các thành phần bên trong workstation phù hợp nhất với yêu cầu công việc của họ. Nên phần lớn người dùng khi chọ máy trạm đêu ưu tiên đến hai hãng này.

Xem thêm: máy trạm HP tốt nhất 2021

Workstation nhà Dell giá ưu đãi không thể bỏ lỡ

Nhưng phải lưu ý rằng không phải phần mềm CAD/CAM/CAE nào cũng hỗ trợ tốt những nền tảng phần cứng và công nghệ mới nhất thế nếu những phần mềm này không cập nhật phiên bản mới để hỗ trợ công nghệ multicore và HĐH 64bit thì việc đưa chúng vào một hệ thống sử dụng CPU quad core chạy HĐH 64bit sẽ vô cùng lãng phí.

Nên nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng một con máy workstation thì nên hỏi Ý kiến của những người đã dùng workstation vì họ đã có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và nâng cấp các linh kiện nên có thể đưa ra những lời khuyên thiết thực nhất. Hoặc bạn có thể liên hệ với các cửa hàng chuyên nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ về máy trạm, ở đó họ có các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm có thể hỗ trợ bạn trong các lựa chọn cũng như cung cấp dịch vụ bảo hành trong suốt quá trình sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: Các dòng máy workstation đáng mua nhất thời điểm hiện tại.

Bài viết liên quan
TOP 10 laptop giá 7 triệu đẹp bán chạy nhất tại Khóa Vàng
Top 10 laptop dưới 30 triệu cấu hình mạnh đáng mua nhất hiện nay
Top 10 laptop dưới 25 triệu cấu hình mạnh bán chạy nhất tại tại Khóa Vàng