CPU-Z là gì? Cách tải và sử dụng phần mềm CPU-Z chuẩn nhất

02-06-2023

Phần mềm CPU-Z được giới dân chơi công nghệ thường xuyên sử dụng. Bạn có thể dễ dàng thấy phần mềm này được dùng trong các video kiểm tra hiệu năng thực tế của CPU. Phần mềm này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống PC của bản thân. Nếu bạn chưa biết CPU-Z là gì, cách dùng thế nào thì đừng bỏ qua những gì Khóa Vàng sắp chia sẻ dưới đây nhé!

1. CPU-Z là gì?

Phần mềm CPU-Z là một ứng dụng có thể hoàn toàn được tải miễn phí trên hệ điều hành Windows. Phần mềm này được sáng tạo ra bởi CPUID, một công ty chuyên phát triển các phần mềm giúp người dùng kiểm tra thông số của các linh kiện trên máy tính. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng CPU-Z để kiểm tra các thông tin về những linh kiện như CPU, RAM, bộ lưu trữ,...  của PC, Laptop,...

CPU-Z là phần mềm kiểm tra thông số của các linh kiện phần cứng
CPU-Z là phần mềm kiểm tra thông số của các linh kiện phần cứng

Không chỉ đơn giản như vậy, CPU-Z còn có thể giúp người dùng thực hiện các bài Benchmark. Thông qua bài kiểm tra đó, bạn có thể biết chính xác hiệu năng thực tế của các linh kiện đang được dùng trên hệ thống của bạn. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn so sánh hiệu năng chiếc PC của bạn với những chiếc máy tính khác. Từ đó dễ dàng biết được hệ thống có đáng hoạt động ổn định không, nên thay linh kiện gì không.

Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể tải phần mềm CPU-Z APK cho các thiết bị di động Android. Phiên bản APK này giúp bạn kiểm tra được sức mạnh, hiệu năng của chiếc CPU trên thiết bị của bạn. Và độ chính xác của phần mềm này gần như tuyệt đối, được đưa vào làm thang đo trong các bài kiểm tra hiệu năng thực tế.

2. CPU-Z có ưu điểm và nhược điểm gì?

Thực tế, trên mạng Internet có rất nhiều phần mềm sở hữu tính năng tương tự như CPU-Z. Tuy nhiên, phần mềm này có được sự tin tưởng hơn đáng kể so với các software tương tự. Khóa Vàng sẽ nêu rõ những ưu nhược điểm của CPU-Z để anh em tự đánh giá.

Ưu điểm của CPU-Z
Ưu điểm của CPU-Z

Ưu điểm: CPU-Z có thể cung cấp mọi thông tin về linh kiện và kiểm tra hiệu năng thực tế

  • Z CPU sẽ kiểm tra và hiển thị toàn bộ thông số liên quan đến các linh kiện phần cứng được lắp trên máy của bạn. Từ hãng sản xuất, mã sản phẩm, băng thông,... đều sẽ được trình bày một cách đầy đủ, chi tiết nhất.
  • Đặc biệt, CPU-Z hoạt động hoàn toàn offline và lưu trữ thông tin trực tiếp trên hệ thống của bạn. Mọi người không cần phải kết nối mạng Internet thì vẫn dùng được phần mềm này.
  • CPU-Z có cả tính năng test Benchmark giúp kiểm tra hiệu suất tối đa thực tế, độ bền của linh kiện.
  • Phần mềm CPU-Z có hai phiên bản gồm Portable và Install. Phiên bản Install tức là bạn phải cài đặt phần mềm vào máy tính như bình thường thì mới dùng được. Còn phiên bản CPU-Z Portable thì bạn chỉ cần tải về là đã có thể dùng được ngay, không cần cài đặt.

Nhược điểm: Phần mềm CPU-Z chỉ có thể kiểm tra, hiển thị các thông số của các linh kiện phần cứng. Chứ không thể nào can thiệp, điều chỉnh hiệu năng của linh kiện, kiểm soát nhiệt độ PC,...

3. CPU-Z yêu cầu phần cứng hệ thống như thế nào?

Thật ra, CPU-Z là phần mềm siêu nhẹ, nói đúng hơn thì phần mềm này không có yêu cầu nào về cấu hình, phần cứng cả. Bởi lẽ phần mềm này được sinh ra để kiểm tra hiệu năng của các thiết bị phần cứng. Không cần biết cấu hình của bạn thế nào, CPU-Z chắc chắn sẽ hoạt động mượt mà nhất và đem lại thông số chuẩn nhất.

Bất kỳ cấu hình nào cũng có thể chạy CPU-Z
Bất kỳ cấu hình nào cũng có thể chạy CPU-Z

Điều duy nhất cấu hình CPU-Z yêu cầu chính là chiếc PC, Laptop của bạn phải được cài đặt hệ điều hành Windows XP. Còn đối với các thiết bị di động thì phải được cài đặt hệ điều hành Android. Nếu không thuộc các hệ điều hành được hỗ trợ thì phần mềm CPU-Z sẽ không thể hoạt động.

4. Hướng dẫn download CPU-Z dễ dàng nhanh chóng

Phần mềm CPU-Z hoàn toàn miễn phí và được chia sẻ thông qua rất nhiều trang tổng hợp phần mềm. Tuy nhiên, nhằm tải được phần mềm chính thống mới nhất, xịn nhất, tránh bị dính virus,... Thì mọi người nên thực hiện theo các bước hướng dẫn của Khóa Vàng bên dưới đây:

  • Bước 1: Mọi người hãy truy cập vào đường link CPU-Z download: https://www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html.
  • Bước 2: Đi theo đường dẫn Khóa Vàng cung cấp, bạn sẽ vào được trang CPU-Z download chính chủ. Tại đó, bạn có thể chọn hệ điều hành Windows – cho PC/Laptop hoặc Android cho thiết bị di động.
Click vào nút SETUP English để tải và cài đặt CPU-Z
Click vào nút SETUP English để tải và cài đặt CPU-Z
  • Bước 3: Kèo xuống dưới một chút và click vào nút “SETUP - English” để tiền hành tải file cài đặt về.
  • Bước 4: Mở file vừa tải về và click vào nút “Run” để cài đặt.

5. Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm CPU-Z

Khi đã tải và phần mềm CPU-Z từ nhà phát hành chính chủ – CPU ID về thì bạn chỉ cần bật lên để sử dụng. Tuy nhiên, khi mở phần mềm này lên, chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp với lượng thông tin đa dạng được hiển thị trên CPU. Đừng lo, Khóa Vàng sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và đọc thông số được hiển thị trong từng mục của phần mềm CPU-Z.

5.1 CPU

Đầu tiên, bạn có thể click vào mục CPU trong phần mềm CPU-Z để kiểm tra thông số của chiếc chip xử lý đang sử dụng. Tại mục CPU sẽ có các thống số chi tiết như sau:

  • Name: Tên bộ vi xử lý.
  • Code Name: Thế hệ CPU.
  • Package: Loại chân cắm Socket.
  • Specification: Tên đầy đủ của CPU do chính nhà phát triển đặt.
  • Core Speed: Tốc độ xử lý hay Xung nhịp.
  • Cache: Thông số bộ nhớ đệm.
Tab CPU cung cấp thông số về chip xử lý
Tab CPU cung cấp thông số về chip xử lý

5.2 Mainboard

Những thông tin trong mục Mainboard sẽ chứa thông số về chiếc Bo mạch chủ được sử dụng trên chiếc máy tính của bạn. Tài tab này có rất nhiều thông tin về cùng hữu ích giúp bạn chọn linh kiện phù hợp cho máy khi cần thay thế, cài đặt bản Driver phù hợp,... 

Tab Mainboard hiển thị thông tin về bo mạch chủ
Tab Mainboard hiển thị thông tin về bo mạch chủ

Trong đó:

  • Manufacturer: Tên đơn vị sản xuất ra chiếc Mainboard.
  • Model: Tên dòng/loại Mainboard.
  • Chipset: Loại chipset chiếc Mainboard hỗ trợ. Lưu ý: CPU và Mainboard phải cùng chipset thì mới có thể hoạt động được.
  • BIOS: Hiển thị thông về phiên bản BIOS, hãng sản xuất, ngày ra mắt phiên bản.
  • Graphic Interface / Bus Spects: Hiển thị thông tin về công kết nối Mainboard với card đồ họa.

5.3 Memory

Memory là tab hiển thị thông tin về bộ nhớ RAM trên máy tính. Lưu ý: đây là bộ nhớ RAM, chứ không phải bộ nhớ lưu trữ mà bạn cài Win, game,... đâu nhé! Trong tab này sẽ có hiển thị những thông tin dưới đây:

Tab Memory hiển thị thông tin về bộ nhớ RAM
Tab Memory hiển thị thông tin về bộ nhớ RAM

Trong đó:

  • Type: Thế hệ của chiếc RAM. Hiện nay, đa số các cây RAM phổ biến nhất đang thuộc loại DDR3, DDR4 và mới nhất là DDR5.
  • Size: Dung lượng của thanh RAM. Ví dụ như 4GB, 8GB, 12GB,...
  • Channel: Công nghệ kết nối RAM. Ví dụ: Single – Các thanh RAM sẽ hoạt động độc lập. Dual – Hai thanh RAM ở khe 1 – 3 hoặc 2 – 4 sẽ hoạt động cộng sinh với nhau, tăng băng thông.
  • DRAM Frequency: Tốc độ hoạt động của RAM. Lấy thông số DRAM Frequency x 2 = Bus RAM.

5.4 SPD

Tab SPD hiển thị thông số về các khe cắm RAM trên chiếc Mainboard. Thậm chí, bạn còn biết được luôn đơn vị đã sản xuất khe RAM của bo mạch chủ. Lưu ý: Bạn phải chọn khe RAM muốn kiểm tra trước khi coi thông số ở mục “Slot #1”. Khi chọn xong thì bạn hãy kiểm tra những thông số dưới đây:

Tab SPD cung cấp thông tin về các khe cắm RAM
Tab SPD cung cấp thông tin về các khe cắm RAM

Trong đó:

  • Slot #: Đây là phần để bạn chọn khe cắm RAM muốn kiểm tra. Bạn có thể xem thứ tự của khe cắm RAM trên chiếc MainBoard. Chiếc khe đầu tiên ngoài cùng bên trái sẽ là khe số 1. Các khe bên cạnh sẽ lần lượt là 2, 3, 4.
  • Module Size: Dung lượng của thanh RAM đang được cắm vào khe được chọn. Đơn vị được thành bằng MB (1GB = 1024MB).
  • Max Bandwidth: Tốc độ băng thông tối đa của chiếc RAM được cắm vào khe có thể chạy được.
  • Manufacturer: Tên đơn vị sản xuất RAM.

5.5 Graphics

CPU-Z không chỉ có thể cung cấp thông số về các linh kiện như CPU, RAM,... Đặc biệt, trong phần mềm này, bạn vào mục Graphics để kiểm tra thông tin về card đồ họa được trang bị trên Laptop, PC.

CPU-Z cũng có thể cung cấp thông tin về card đồ họa
Nhãn

Trong đó:

  • Display Device Selection: Trong trường hợp bạn sử dụng nhiều card đồ họa cho chiếc PC, Laptop thì có thể điều chỉnh trong mục này chọn chiếc VGA muốn kiểm tra thông số. Còn nếu bạn chỉ có dùng một con card thì mục này không thể tùy chỉnh.
  • Name: Tiền hãng sản xuất card đồ họa.
  • Size: Bộ nhớ đệm của chiếc card đồ họa.
  • Type: Loại xử lý, chỉ số càng cao thì card đồ họa của bạn càng mạnh, xử lý đồ họa càng mượt.

5.6 Bench

Trong tab Bench này, CPU-Z cho phép bạn thực hiện các bài kiểm tra hiệu năng của chiếc CPU. Trong bảng này có ba nút tính năng vô cùng quan trọng như:

Trong tab Bench có thể thực hiện các bài test hiệu năng CPU
Trong tab Bench có thể thực hiện các bài test hiệu năng CPU

Trong đó:

  • Bench CPU: Làm bài kiểm tra CPU cơ bản.
  • Stress CPU: Làm bài kiểm tra, ép CPU vận hành với tốc độ tối đa nhất.
  • Submit and Compare: Thêm thông số của chiếc CPU khác để so sánh với kết quả kiểm tra của chiếc CPU đang dùng.

5.7 About

Tab About này không quan trọng cho lắm vì chỉ cung cấp một vài thông tin, số hiệu về phiên bản phần mềm CPU-Z bạn đang dùng. Thông tin chỉ đơn giản để bạn biết rõ phiên bản đang dùng, nếu thấy cũ thì có tải và cập nhật phiên bản mới hơn. Phiên bản càng mới thì độ chính xác sẽ càng cao, thông tin càng đa dạng hơn.

Tab About hiển thị thông tin về phiên bản phần mềm CPU-Z
Tab About hiển thị thông tin về phiên bản phần mềm CPU-Z

Bên cạnh đó, trong phần Tools, bạn hoàn toàn có thể xuất tệp file text (TXT) hoặc file webpage (HTML) chứa thông tin về cấu hình của chiếc PC.

Thẻ About không quan trọng lắm chỉ để hiển thị thông tin về số hiệu phiên bản đang dùng của phần mềm, đôi khi bạn nên tải về bản mới nhất để có thể kiểm tra chính xác hơn.

Ngoài ra ở phần Tools sẽ cho phép bạn xuất toàn bộ cấu hình ra file text (TXT) hoặc file dạng webpage (HTML). Thậm chí, bạn có thể cập nhật Driver cho các linh kiện phần cứng bằng nút công cụ “Driver Update”.

5.8 BIOS

Mục BIOS cung cấp dữ kiện về phiên bản BIOS đang dùng cho PC

BIOS thật ra là một mục nhỏ trong phần Mainboard mà Khóa Vàng có chia sẻ bên trên. Chỉ yếu, trong mục này sẽ hiển thị các thông tin về phiên bản BIOS được sử dụng cho chiếc PC/Laptop của bạn. Đồng thời chia sẻ luôn chính xác đơn vị, hãng sản xuất ra chiếc BIOS đó.

6. Những lưu ý khi sử dụng phần mềm CPU-Z

Phần mềm CPU-Z cực kỳ tiện lợi, giúp bạn kiểm tra mọi thông số về các linh kiện phần cứng trên máy tính. Nhằm đảm bảo được công năng của phần mềm này, bạn nên lưu ý vài điều như sau:

  • Nếu như bạn sử dụng CPU-Z để cập nhật Driver thì không nên tắt phần mềm ngang. Phải đợi khi phần mềm hoàn thành việc cài đặt Driver xong rồi mới được tắt. Không may bạn tắt phần mềm giữa chừng, khả năng cao sẽ bị lỗi Driver, khiến máy tính bị trục trặc.
  • Trong trường hợp bạn làm những bài Benchmark trên máy tính thì không nền dừng lại hoặc tắt máy. Việc khiến CPU đang hoạt động ở đường độ cao bị dừng đột ngột, mất nguồn có thể khiến chip bị hỏng.
  • Bạn nên cân nhắc việc sử dụng tính năng Stress Test vì sẽ khiến máy hoạt động hết công suất, gây ra hiện tượng nóng quá mức cho phép và bị sập nguồn. Các bài Stress Test có thể khiến tuổi thọ của các linh kiện bị giảm đi.
Những bài kiểm tra hiệu năng của CPU-Z có thể khiến các linh kiện hoạt động quá công suất
Những bài kiểm tra hiệu năng của CPU-Z có thể khiến các linh kiện hoạt động quá công suất

7. Tổng kết

CPU-Z thật sự là một phần mềm vô cùng hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống PC của anh em. Khóa Vàng còn có thêm khá nhiều phần mềm kiểm tra thống số hệ thống khác. Nếu anh em quan tâm thì đừng quên theo dõi website của Khóa Vàng nhé!

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan
Hướng dẫn test màn hình laptop có lỗi không nhanh chóng đơn giản
Cách kiểm tra model laptop nhanh chóng chính xác nhất
Avast Free Antivirus là gì? Sử dụng có tốt không? Hướng dẫn cách tải và sử dụng nhanh chóng