Việc build PC đồ họa không chỉ đòi hỏi sự am hiểu về linh kiện, mà còn cần tối ưu hóa cấu hình để đáp ứng các yêu cầu công việc đặc thù như thiết kế 3D, render video, hay sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Khóa Vàng khám phá 12 cấu hình máy tính PC thiết kế đồ hoạ và tham khảo cách build PC đồ họa để giúp bạn có một dàn máy “ngon" nhất!
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
Cấu hình chi tiết:
1. CPU
Khi build PC thiết kế đồ họa hoặc build PC để làm video, CPU đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khác với việc chơi game, các tác vụ đồ họa như render video, dựng phim lại tận dụng tối đa sức mạnh của các CPU đa nhân, đa luồng. Vì vậy, thay vì tập trung vào hiệu năng đơn nhân, bạn nên tìm kiếm những CPU có số lượng nhân và luồng tốt nhất trong khả năng của mình.
Ngoài ra, CPU cần có xung nhịp cao, càng cao càng tốt để đảm bảo xử lý mượt mà. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chọn các dòng CPU khác nhau:
Có nhất thiết phải đầu tư tản nhiệt CPU tốt để làm đồ họa không?
Hoàn toàn NÊN đầu tư tản nhiệt cho dàn PC đồ hoạ. Tản nhiệt tốt giúp CPU hoạt động ổn định ở mức xung nhịp cao, tránh tình trạng giảm xung do quá nhiệt, đảm bảo hiệu năng làm việc tối đa. Đặc biệt khi render các tác vụ nặng, tản nhiệt tốt sẽ giúp máy tính hoạt động mượt mà hơn.
CPU là một trong những linh kiện cần đầu tư nhất khi build PC để làm đồ hoạ
2. VGA
Card đồ họa (Video Graphics Adaptor - VGA) là linh kiện quan trọng tiếp theo bạn cần quan tâm khi build PC đồ họa. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý hình ảnh trên máy tính, quyết định chất lượng hiển thị trên màn hình từ màu sắc, độ phân giải cho đến độ chi tiết. Một VGA mạnh mẽ sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp như render 3D, dựng phim, hay thiết kế đồ họa.
Hiện tại, NVIDIA đang dẫn đầu thị trường với các dòng VGA chất lượng cao như GX, GTX, và RTX. Đối với các project không yêu cầu quá nhiều hiệu ứng chuyên nghiệp, NVIDIA GTX 1650 4GB là đủ, vì lúc này CPU sẽ đảm nhiệm phần lớn công việc. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên làm việc với mô hình 3D hoặc cần preview nhiều trong phần mềm After Effects, bạn nên nâng cấp lên các dòng cao hơn như GTX 1660 Ti, RTX 2060, hoặc RTX 3060.
3. Có cần thiết phải dùng Card đồ họa mạnh không?
Việc đầu tư vào một card đồ họa phù hợp là điều vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc, giúp xử lý nhanh các tác vụ 3D, render, và thiết kế phức tạp.
VGA là linh kiện chỉ quan trọng sau CPU khi build PC cho dân đồ hoạ
3. RAM
RAM là yếu tố thứ 3 bạn cần quan tâm khi build PC đồ họa. RAM (Random Access Memory) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quyết định hiệu suất của máy tính đồ họa. Hãy hình dung RAM như “một bàn làm việc rộng rãi”, nơi các phần mềm đồ họa như Photoshop, Illustrator hay Blender lưu trữ tạm thời dữ liệu để xử lý. Khi bạn làm việc với các dự án đồ họa phức tạp, yêu cầu máy tính xử lý nhiều thông tin cùng lúc, một lượng RAM đủ lớn sẽ giúp mọi thứ diễn ra mượt mà hơn.
Với dung lượng RAM thoải mái, bạn có thể:
Để đảm bảo hiệu suất làm video, photoshop tốt nhất,... bạn nên trang bị cho chiếc PC đồ họa ít nhất 16GB RAM. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên làm việc với các dự án đồ họa nặng, phức tạp hoặc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, thì 32GB hoặc thậm chí 64GB RAM sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Cần bao nhiêu Ram PC là đủ cho máy tính đồ họa?
Lượng RAM cần thiết phụ thuộc vào quy mô dự án và các phần mềm bạn sử dụng. Thông thường 16GB RAM là đủ cho hầu hết các tác vụ đồ họa. Nếu bạn làm việc với các dự án lớn, nhiều layer, hoặc chạy nhiều phần mềm cùng lúc, thì 32GB hoặc 64GB sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Khi build PC thiết kế đồ họa, nên chọn RAM tối thiểu là 16GB
4. Ổ cứng
Ổ cứng với dung lượng lớn và tốc độ đọc/ghi cao giúp quá trình trao đổi dữ liệu diễn ra nhanh chóng, nâng cao hiệu suất làm việc, đặc biệt là khi xử lý các tác vụ đồ họa, video.
Khi build PC học đồ họa, nên chọn ổ cứng SSD tối thiểu 256BG
So với ổ cứng HDD truyền thống, ổ cứng SSD có tốc độ vượt trội, giúp khởi động máy tính nhanh hơn, load ứng dụng và dự án nặng mượt mà hơn. Khóa Vàng khuyên bạn nên chọn ổ SSD có dung lượng tối thiểu 256GB để đảm bảo không gian lưu trữ đủ cho hệ điều hành, các phần mềm đồ họa và một số dự án công việc. Tuy nhiên, nếu thường xuyên làm việc với các tệp lớn, như video 4K hoặc đồ họa 3D, bạn nên cân nhắc ổ SSD từ 512GB trở lên hoặc sử dụng thêm ổ HDD để lưu trữ dữ liệu không cần tốc độ cao.
5. Mainboard
Sau khi đã chọn xong 4 linh kiện chính, bước tiếp theo để build PC đồ họa là chọn mainboard có thông số tương thích tốt hoặc vượt trội hơn so với các linh kiện đó. Điều này đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động mượt mà và ổn định. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đến số lượng cổng kết nối trên mainboard, như cổng USB, cổng SATA, khe cắm PCIe,... để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Khả năng nâng cấp trong tương lai cũng là yếu tố quan trọng. Chọn mainboard hỗ trợ các công nghệ mới, có đủ khe cắm RAM, SSD, và hỗ trợ các dòng CPU thế hệ tiếp theo sẽ giúp bạn dễ dàng nâng cấp máy tính mà không cần thay thế toàn bộ hệ thống.
6. Nguồn
Khi build PC làm đồ họa, nguồn của máy tính cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nguồn máy tính cần có công suất ổn định để đảm bảo hoạt động hiệu quả của các linh kiện quan trọng như VGA và RAM. Nếu bộ nguồn có công suất quá thấp, không chỉ hiệu suất của máy bị ảnh hưởng mà còn có thể làm giảm tuổi thọ của các linh kiện khác do không cung cấp đủ điện năng.
Đối với một bộ PC đồ họa, công suất nguồn tối thiểu nên là 550W để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
7. Chức năng bổ sung khác cho PC
Tản nhiệt và case đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu năng ổn định và tuổi thọ của máy tính. Trong đó, tản nhiệt giúp làm mát các linh kiện như CPU và VGA, ngăn chặn tình trạng quá nhiệt dẫn đến giảm hiệu năng hoặc hư hỏng. Còn case, ngoài chức năng chứa các linh kiện, còn hỗ trợ quá trình tản nhiệt bằng cách cung cấp không gian thông thoáng và các vị trí lắp đặt quạt.
Để chọn được bộ đôi hoàn hảo, bạn nên quan tâm đến kích thước case phù hợp với mainboard, khả năng tản nhiệt, thiết kế thẩm mỹ và các tính năng bổ sung như đèn RGB, kính cường lực.
Bạn có thể tùy biến hệ thống tản nhiệt, case theo ý thích
8. Hiện tượng nghẽn cổ chai (Botteleneck)
Khi build PC đồ họa, hiện tượng nghẽn cổ chai (bottleneck) là một yếu tố cần đặc biệt lưu ý. Hiện tượng này xảy ra khi một thành phần trong hệ thống, như CPU, GPU, RAM hoặc ổ cứng, bị quá tải và hoạt động ở mức tối đa, trong khi các thành phần khác lại không thể theo kịp hoặc hoạt động ở mức thấp hơn. Điều này dẫn đến hiệu suất tổng thể của máy tính bị giảm sút, khiến cho các tác vụ nặng như render video, 3D, hay thiết kế đồ họa không thể hoạt động trơn tru.
Để tránh tình trạng bottleneck khi build PC thiết kế đồ họa, bạn cần lựa chọn các linh kiện có hiệu suất tương thích và cân bằng.
Sau khi đã nắm rõ 8 tiêu chí quan trọng khi build PC làm đồ họa, bạn có thể tự build PC với các linh kiện phù hợp và xem ngay mức giá ước tính cho cấu hình mà bạn mong muốn. Đừng bỏ lỡ cơ hội tự tạo ra một cỗ máy tối ưu cho công việc đồ họa và sáng tạo của bạn!
Tự tay cấu hình dàn PC trực tuyến trên website của Khoá Vàng
Với 16 năm kinh nghiệm, Khoá Vàng tự hào mang đến dịch vụ build PC đồ họa chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ phổ thông đến cấu hình "khủng". Khi lựa chọn build PC tại Khoá Vàng, bạn sẽ nhận được tư vấn chi tiết từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, giúp tối ưu hóa cấu hình dựa trên nhu cầu sử dụng và ngân sách của bạn.
Khóa Vàng cam kết mang đến giá tốt nhất tại khu vực TP.HCM cùng sự đa dạng về linh kiện. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy mọi dòng CPU phù hợp cho công việc đồ họa, từ các lựa chọn phổ thông như i3 10105, i3 10105F, đến tầm trung như Intel Core i5 12600K, i5 13600K, i5 14600, và cao cấp như i7 13700K, i9 13900K hay Ryzen 5000 Series. Tất cả linh kiện đều chính hãng, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.
Hoặc bạn có thể ghé thăm các showroom của chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm:
Hệ thống Khóa Vàng gồm 5 showroom bao gồm:
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Khoá Vàng về cách build PC cho dân đồ hoạ để học tập, làm video, photoshop,... Có thể thấy, việc tự build PC đồ họa đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về từng linh kiện để đảm bảo hiệu suất tối đa cho các tác vụ chuyên nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại ngần liên hệ đến Khóa Vàng để được giải đáp nhanh chóng nhé!
Thông tin liên hệ Khoá Vàng:
|