Dấu hiệu và cách nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop đúng chuẩn

08-04-2023

Hiện nay, việc nâng cấp SSD cho laptop đã không còn trở nên xa lạ với chúng ta bởi những lợi ích vượt trội mà nó mang lại. Trong bài viết này, hãy cùng Khóa Vàng tìm hiểu cách nâng cấp SSD cho laptop đúng chuẩn nhé.

1. Khi nào cần nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop?

Trên thực tế, có rất nhiều dấu hiệu báo hiệu cần nâng cấp SSD cho laptop của bạn như:

  • Ổ cứng HDD hiện tại trong máy tính của bạn đã cũ và xuất hiện các dấu hiệu như nhanh nóng, ồn ào,...
  • Laptop báo lỗi ổ cứng Bad sector, báo “Non System disk or disk error…”
  • Laptop không thể khởi động được do ổ cứng bị hỏng hóc.
  • Máy tính xách tay của bạn bị mất dữ liệu hệ điều hành, không thể cài lại các ứng dụng hay hệ điều hành do ổ cứng HDD bị rung lắc mạnh.
  • Laptop cần tăng tốc để khởi động hoặc truy xuất dữ liệu nhanh chóng.

Với 4 trường hợp đầu tiên, bạn có thể thay ổ cứng HDD tướng ứng cho ổ cứng bị hỏng hóc hiện tại. Tuy nhiên, với SSD với nhiều lợi ích vượt trội sẽ được khuyên là nên thay nếu ổ cứng HDD cũ bị lỗi hay hỏng hóc.

Khi nào cần nâng cấp SSD cho laptop

2. Lợi ích nổi bật khi nâng cấp ổ cứng SDD laptop

So với trước đây, ổ cứng SSD hiện nay đã có giá thành rẻ hơn nhất nhiều. Do đó, nó đã làm rút ngắn rất nhiều khoảng cách về giá thành so với ổ HDD truyền thống. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm mua và lựa chọn được loại ổ cứng SSD phù hợp với ngân sách của mình để có thể trải nghiệm được những lợi ích tuyệt vời của nó:

2.1 Tốc độ laptop được cải thiện rõ rệt

Có thể nói ưu điểm lớn nhất của ổ cứng SSD là có tốc độ vượt trội. Hiện nay, các ổ SSD có tốc độ đọc ghi rất ấn tượng, khoảng từ 

500MB/s (dùng chuẩn giao tiếp Sata) đến 7.300MB/s (SSD WD Black SN850X dùng chuẩn giao tiếp PCIe). So với ổ cứng HDD thì tốc độ này nhanh hơn từ 5 đến 70 lần.

Do đó, khi bạn lắp ổ cứng SSD vào máy tính xách tay của mình, bạn sẽ có được trải nghiệm hiệu suất làm việc tuyệt vời, thời gian khởi động nhanh dưới 10 giây, thời gian phản hồi của các ứng dụng nhanh hơn, thời gian chờ tải gần như bằng không.

2.2 Bền bỉ hơn

Ổ cứng SSD cực bền và có khả năng chống sốc, chống nóng tốt hơn rất nhiều so với ổ cứng truyền thống HDD. Do ổ cứng SSD không có các bộ phận chuyển động như ổ đĩa trên HDD nên SSD không gây tiếng ồn, không tỏa nhiệt và laptop của bạn có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài. Đây là một trong những lợi ích nổi bật của việc nâng cấp ổ cứng cho laptop.

Lợi ích nổi bật khi nâng cấp SSD cho laptop

2.3 Dữ liệu được bảo vệ an toàn hơn

Với trường hợp laptop bị tắt đột ngột, ổ cứng HDD truyền thống sẽ không thể xử được các dữ liệu. Bên cạnh đó, do đặc tính ổ đĩa vật lý nên nếu làm việc trong môi trường có từ tính mạnh, dữ liệu ổ cứng HDD sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí nếu laptop bị va đập có thể dẫn đến mất dữ liệu.

Ngược lại, với SSD, các dữ liệu vẫn có thể được lưu trữ vào chip tích hợp ngay cả khi máy tính vô tình bị ngắt điện hay va đập. Ngoài ra, nhiều công nghệ hiện đại như S.M.A.R.T, lệnh TRIM,... cũng được ứng dụng vào SSD để bảo vệ dữ liệu của bạn an toàn và hiệu quả hơn.

3. Cách nâng cấp SSD cho laptop đơn giản, nhanh chóng

3.1 Hướng dẫn nâng cấp SSD 2.5

Trước khi nâng cấp, bạn cần sao lưu dữ liệu ra trước để tránh việc bị mất dữ liệu.

  • Việc nâng cấp SSD 2.5 rất dễ dàng và đơn giản. Với những chiếc laptop thông thường, chỉ cần nhìn vào đít máy sẽ thấy một biểu tượng nơi chứa ổ cứng. Hãy dùng vít để mở 4 con ốc và nhẹ nhàng tháo ổ HDD ra.
  • Sau khi tháo xong ổ cứng, thông thường có 1 khung đỡ bao quanh, hãy gắn khung cho SSD rồi lắp ráp lại máy, di chuyển hoặc cài đặt lại Windows mới là hoàn thành.

Trong trường hợp laptop của bạn có ổ đĩa DVD nhưng bạn không sử dụng nó, bạn có thể tận dụng lại bằng cách thêm caddy bay vào laptop.

Từ đó, bạn có thể sử dụng lại ổ cứng HDD cũ mà bạn đã tháo ra. Một caddy loại tốt trên thị trường hiện nay có giá khoảng 190.000 đồng, trong khi loại bình thường (không đảm bảo về tốc độ truyền hay có vấn đề) có giá khoảng 60.000 đồng.

Hướng dẫn nâng cấp SSD 2.5

3.2 Hướng dẫn lắp đặt SSD M.2

Để lắp đặt SSD M.2, bạn hãy làm theo những theo tác như sau:

  • Tháo nắp mặt dưới của máy. Hãy tham khảo cách tháo chuẩn với laptop của mình bởi mỗi máy sẽ có những cách tháo dỡ khác nhau.
  • Sử dụng tuốc nơ vít từ tính và cẩn thận tháo các vít đang gắn cố định ổ cứng vào máy. Ốc rơi vào máy có thể gây hư hỏng nên phải tháo hẳn ra mới tìm hoặc sửa chữa.
  • Không gian chứa SSD rất nhỏ. Ổ M.2 có đỉnh ở bên trái hoặc bên phải của mô-đun được sử dụng để chỉ thị cho ổ B hoặc M. Các chữ cái A B chỉ thị cho 2 khe cắm PCIe hoặc SATA, còn M có nghĩa là 4 khe
  • Khe cắm M.2 có thể được đặt gần RAM và góc cắm khá hẹp. Sau khi cắm, hãy đặt ổ nằm thẳng và siết lại các ốc cố định bằng tuốc nơ vít từ tính, đồng thời dùng tay giữ cho ô luôn nằm trong.
  • Đậy lại vỏ bảo vệ và khôi phục dữ liệu từ ổ cứng ngoài (dữ liệu được sao lưu từ bước đầu tiên).

Đây là quy trình nâng cấp SSD đúng chuẩn cho Laptop của bạn.

Hướng dẫn lắp đặt SSD M.2

4. Tạm kết

Trên đây là những cách nâng cấp SSD cho laptop đơn giản, nhanh chóng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Xem thêm:

Có thể gắn ổ cứng SSD và HDD chung với nhau hay không?

Cách xem mật khẩu đã lưu trên máy tính

Cách đổi hình nền máy tính Win 11 dễ nhất

Bài viết liên quan
Hướng dẫn test màn hình laptop có lỗi không nhanh chóng đơn giản
Cách kiểm tra model laptop nhanh chóng chính xác nhất
Avast Free Antivirus là gì? Sử dụng có tốt không? Hướng dẫn cách tải và sử dụng nhanh chóng