Đối với các lập trình viên thì laptop là người bạn đồng hành không thể thiếu. Chính vì vậy việc tìm mua một chiếc máy tính xách tay phù hợp với nhu cầu công việc cũng như điều kiện là điều rất quan trọng. Hiện nay các hãng máy tính đã cho ra đời nhiều dòng laptop khác nhau, khiến cho việc lựa chọn của khách hàng cũng trở nên khó khăn hơn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các dòng laptop Dell cho lập trình tốt nhất hiện nay.
Có rất nhiều yếu tố để lựa chọn một laptop Dell cho dân lập trình. Trong đó, cấu hình của máy là yếu tố có thể nói là quan trọng nhất. Dưới đây là một số yêu cầu về cấu hình đối với các dòng laptop Dell cho lập trình:
CPU là một trong những ưu tiên hàng đầu khi bạn phải lựa chọn một trong các dòng laptop Dell cho dân lập trình. CPU với bộ xử lý i5 là một lựa chọn lý tưởng. Bạn cũng có thể đầu tư bộ xử lý i7 nếu có ngân sách đủ đáp ứng.
Dân lập trình thường cần CPU có tốc độ tối thiểu 2.6 GHz và RAM 4GB để cài và chạy được các chương trình chuyên dụng cho công việc lập trình.
Lập trình viên thường không cần quá nhiều dung lượng lưu trữ của ổ cứng, nhưng tối thiểu cần ổ cứng có đủ dung lượng để lưu trữ các phần mềm và file lập trình. Vì vậy, khi lựa chọn các dòng laptop Dell cho lập trình bạn nên chọn loại có ổ cứng SSD 500GB.
Dân lập trình phải gõ rất nhiều code vì vậy nên chọn một laptop có bàn phím thoải mái, hành trình phím tốt và nên ưu tiên những bàn phím có đèn led để bạn có thể sử dụng tốt hơn vào ban đêm.
Dưới đây là một số dòng laptop Dell cho lập trình tốt nhất hiện nay tại Khóa Vàng.
Cấu hình cơ bản:
CPU: Intel Core i7
RAM: 16GB
Ổ cứng: SSD 960GB
Card đồ họa: NVIDIA Quadro K2100M 2GB
Màn hình: 15.6 inch 16:9, QHD (3200 x 1800)
Giá: 18.000.000 đồng.
Ưu điểm:
Màn hình 4, FHD chất lượng cao, hiển thị sắc nét
Cấu hình mạnh đáp ứng mọi yêu cầu. Bên trong của chiếc máy được trang bị hệ thống xử lý CPU intel Core i7 - 4800MQ, đạt điểm số cao trong các bài test hệ thống CPU.
Ổ cứng SSD 256GB làm tăng tốc độ đọc ghi, lưu trữ dữ liệu trở lên nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối phổ thông và chuyên dụng.
Dell Precision M4800 này sở hữu bàn phím với không gian phím vô cùng rộng, thiết kế không gian phím đem lại cho người dùng một cảm giác chắc chắn khi sử dụng. Bàn phím tích hợp đèn led tiện dụng.
Cấu hình cơ bản:
CPU: Intel Core i5
RAM: 8GB
Ổ cứng: SSD 256GB
Card đồ họa: Intel HD Graphics 620
Màn hình: 15.6 inch Anti-Glare WLED FHD (1920 x 1080)
Giá: 13.490.000 đồng.
Ưu điểm:
Ổ cứng có tốc độ truy xuất nhanh.
Thiết kế Dell Latitude E5580 hướng đến là các đối tượng doanh nhân, văn phòng nên sản phẩm được thiết kế đầy đủ các cổng kết nối cần thiết.
Bàn phím và touchpad của dòng Dell Latitude E5580 thì không thể chê vào đâu được, hành trình phím khá rộng, độ nảy tốt. Touchpad mượt, nhạy, hỗ trợ đa điểm tốt.
Dell Latitude E5580 còn có bàn phím số riêng giúp cho việc nhập liệu, tính toán thuận tiện hơn. Bạn cũng có thể chọn phiên bản bàn phím có hỗ trợ đèn led giúp làm việc ở những điều kiện thiếu sáng dễ dàng hơn.
Cấu hình cơ bản:
CPU: Intel Core i7
RAM: 8GB
Ổ cứng: SSD 256 GB
Card đồ họa: AMD FirePro M6000 2GB
Màn hình: 17 inch
Giá: 13.900.000 đồng
Ưu điểm:
Sở hữu nhiều cổng kết nối đảm bảo đáp ứng tốt cho người dùng.
Do có kích thước màn hình rộng nên Dell Precision M6700 sở hữu bàn phím full-size bố trí hợp lý. Không giống với các dòng máy tính xách tay tiêu dùng thông thường có bàn phím bóng dễ để lại vết bẩn, các phím của Dell Precision M6700 có màu đen mờ để có thể tránh được vết ố do dấu vân tay để lại.
Dell Precision M6700 được trang bị vi xử lý cao cấp i7-3940xm cùng ổ cứng loại SSD đi kèm là NVIDIA QUADRO 5000M giúp máy đoạt ngôi vị quán quân về sở hữu dòng sức mạnh siêu siêu khủng không có bất cứ trở ngại nào về hiệu suất.
Thời lượng chạy pin đáng ngạc với 5,5 giờ trong thử nghiệm Battery Eater của Reader, đó là một thời gian chạy rất tốt cho một máy hiệu suất cao.
Tham khảo thêm:
Như đã nói ở trên, cấu hình của laptop là yếu tố rất quan trọng khi muốn lựa chọn một laptop cho việc lập trình. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những yếu tố khác cũng quan trọng không kém, ví dụ như:
• Màn hình: To hay nhỏ? Màn hình có đủ sáng, hiển thị ok không?
• Trọng lượng: Máy nặng hay nhẹ, có dễ mang đi hay không? Nếu hay di chuyển thì nên mua loại nhẹ, màn hình nhỏ. Nếu ít di chuyển thì nên mua loại to và nặng hơn, code cho sướng.
• Pin và tản nhiệt: Pin trâu hay pin yếu, tản nhiệt như thế nào, xài lâu có bị nóng không?
• Độ bền: Máy có bền hay không, bảo hành bao lâu, chế độ bảo hành thế nào?
• Giá: Giá cả ra sao? Có phù hợp túi tiền không?
Mong rằng các bạn còn đang băn khoăn với các dòng laptop dell cho lập trình sau khi đọc những thông tin từ bài viết này sẽ có thể giải đáp thắc mắc và lựa chọn được một chiếc laptop ưng ý nhất nhé!